Ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat nguy hiểm như thế nào?

(Ngày Nay) - Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đang tiếp nhận điều trị nhiều ca tự tử bằng thuốc diệt cỏ Paraquat.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên.

Chiều 14/2, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết đang cân nhắc việc ký giấy ra viện cho một nữ bệnh nhân (ở Đông Anh, Hà Nội) bởi tình trạng ngộ độc Paraquat diễn biến nặng, không còn cơ hội sống sót.

Ngày 12/2, bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, miệng bị loét, đau rát và được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat.

Bác sĩ Nguyên cho biết mỗi ngày trung tâm tiếp nhận ít nhất một ca ngộ độc Paraquat. Hầu hết bệnh nhân còn trẻ tuổi, tự tử với những lý do rất nhỏ nhặt như bị bố mẹ mắng, giận chồng, vợ, người yêu.

Ngoài trường hợp nguy kịch trên, Trung tâm chống độc còn hai bệnh nhân ngộ độc Paraquat khác. Một bệnh nhân sinh năm 1993, nam giới, trú tại Quảng Ninh, nhập viện ngày 13/2. Bệnh nhân còn lại sinh năm 1985 (nam, ở Bắc Giang) nhập viện ngày 12/2 do uống thuốc diệt cỏ sau khi mâu thuẫn với vợ.

“Hai bệnh nhân này mỗi người uống khoảng một ngụm thuốc Paraquat. Hiện, họ vẫn tỉnh táo nên chưa tiên lượng được điều gì. Tuy nhiên, mỗi người chỉ cần uống khoảng 5 ml thuốc Paraquat là đã có khả năng ngộ độc, tiên lượng tử vong”, bác sĩ Nguyên cho biết.

Đa số bệnh nhân bị ngộ độc Paraquat qua đường tiêu hóa, chất độc ngấm vào cơ thể, gây tổn thương phổi, xơ phổi, xơ gan. Trường hợp nặng có thể tử vong trong 2-3 ngày. Đa phần bệnh nhân tử vong trong vòng bảy ngày, muộn nhất là ba tháng.

Các nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam đã áp dụng mọi cách khử độc như lọc máu, dùng thuốc giải độc nhưng hiệu quả rất hạn chế. Dù đến viện nhanh hay chậm, nguy cơ tử vong của bệnh nhân cũng rất lớn. Nhiều bệnh nhân sau khi được rửa dạ dày, các triệu chứng buồn nôn, đau rát họng giảm nên cho rằng đã hết ngộ độc. Tuy nhiên, sau 5-7 ngày, thậm chí đến ba tháng, họ sẽ bị suy hô hấp mà chết.

Theo Zing
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.