Người đồng tính Indonesia phải tham dự các lễ trừ tà

(Ngày Nay) - Andin vẫn bị ám ảnh bởi ký ức về cảnh trừ tà mà người thân ép phải tham dự để "cứu" cô khỏi ma quỷ, trong khi đó các nhà lập pháp Indonesia đang xem xét thông qua nghi thức này để áp dụng bắt buộc lên cộng đồng LGBT.
Khung cảnh một buổi trừ tà dành cho người đồng tính tại Indonesia. Ảnh: AFP
Khung cảnh một buổi trừ tà dành cho người đồng tính tại Indonesia. Ảnh: AFP

Suốt 20 năm, Andin đã phải chịu đựng sự quấy rối và lạm dụng khi gia đình cô tìm cách "chữa trị" cho cô trong tuyệt vọng. Các phương pháp điều trị bao gồm từ việc bị nhốt trong một căn phòng khóa trái và phải nghe kinh Koran trong nhiều ngày, hoặc sẽ bị một imam (thầy tu) giội nước lạnh vào người nhằm thành trừng "căn bệnh đồng tính".

Nhưng phương pháp trừ tà mới thực sự dày vò Andin đến tột độ.

Andin bị bắt ép gặp một đạo sư (guru), người này sau đó đắp một tấm vải thường được dùng để che mặt người đã chết rồi sau đó cầu nguyện cho cô.

Vị đạo sư khi đó đã đưa ra hai lựa chọn cho Andin: từ bỏ cuộc sống như một người phụ nữ, hoặc xuống địa ngục.

Người đồng tính Indonesia phải tham dự các lễ trừ tà ảnh 1

Người tham gia lễ trừ tà sẽ được phủ lên mình tấm vải liệm rồi ngồi nghe kinh Koran. Ảnh: AFP

"Không có gì thay đổi sau lễ trừ tà. Tôi vẫn là người đồng tính, nhưng gia đình tôi không từ bỏ dễ dàng", Andin, 31 tuổi, trải lòng. "Những ký ức trong buổi lễ đó luôn đọng lại trong đầu tôi. Nó khiến tôi bị tổn thương".

Bị ép buộc trừ tà là một câu chuyện phổ biến đối với người đồng tính và chuyển giới ở quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, nơi đại đa số xã hội luôn giữ thái độ hà khắc đối với cộng đồng LGBT.

Đồng tính luyến ái là hợp pháp ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ Indonesia, ngoại trừ tỉnh Aceh vốn luôn tuân theo các luật lệ bảo thủ của Hồi giáo.

Nhưng người ta vẫn tin rằng đồng tính hoặc chuyển giới là kết quả của việc một người bị linh hồn quỷ dữ chiếm hữu - và các nghi lễ trừ tà có thể giúp các "nạn nhân" trở lại bình thường.

Giờ đây, các nhà lập pháp Indonesia đã ban hành một dự luật được gọi là "Khả năng phục hồi gia đình", mà không ít người cho rằng đây là hành vi phân biệt giới tính và chống lại cộng đồng LGBT.

Những người đồng tính và chuyển giới sẽ bị buộc phải trải qua quá trình "phục hồi chức năng" - một thuật ngữ bao gồm các nghi lễ trừ tà và "phương pháp điều trị chuyển đổi" khác - để thanh lọc lại xu hướng lệch lạc tình dục.

Xua đuổi tà ma

Mặc dù là một quốc gia Hồi giáo, thế nhưng tín ngưỡng vật linh (animist) và niềm tin vào pháp sư (shaman) của văn hóa bộ lạc thời xa xưa đã dung hợp vào tín ngưỡng tâm linh của người Indonesia hiện đại. 

Trừ tà từ lâu đã được sử dụng cho tất cả mọi rắc rối trong cuộc sống, từ điều trị bệnh tâm thần đến trục xuất ma quỷ.

Điều này có nghĩa là các hoạt động kể trên sẽ đóng vai trò quan trọng nếu dự luật mới được thông qua, theo Usman Hamid, giám đốc điều hành của Tổ chức Ân xá Quốc tế Indonesia.

Người đồng tính Indonesia phải tham dự các lễ trừ tà ảnh 2

Một người qua đường ôm một nhà vận động cho quyền của cộng đồng đồng LGBT ở Jakarta vào ngày 16/6 năm 2019. Ảnh: JP

"Đây là lựa chọn khả dĩ nhất của các quan chức Indonesia khi thực hiện quá trình 'phục hồi chức năng'", ông Hamid cho biết.

Đối với Aris Fatoni, người thực hiện các lễ trừ tà, dự luật được thông qua đồng nghĩa với việc ông sẽ "ăn nên làm ra".

Fatoni tuyên bố rằng ông đã "chữa khỏi" cho khoảng 10 khách hàng đồng tính trong 10 năm qua.

Trong một lễ trừ tà, Fatoni sẽ đọc Koran và đặt tay lên "khách hàng" rồi sau đó theo dõi các dấu hiệu mà ông cho rằng linh hồn ma quỷ đang bị trục xuất.

"Họ sẽ thường có những phản ứng mạnh mẽ nhưng đó là dấu hiệu cho thấy họ sẽ hồi phục nhanh hơn. Đôi khi tôi thấy họ nôn mửa và la hét trong suốt buổi lễ", vị pháp sư kể lại. "Tuy nhiên, nếu ai đó thích trở thành người đồng tính và họ chỉ đến đây vì tò mò thì sẽ không có phản ứng nào. Những trường hợp đó khó chữa trị hơn".

Một vị pháp sư khác - Ahmad Sadzali, cũng tự hào về thành quả của mình.

"Một anh chàng tôi từng điều trị trong 2 buổi giờ đã khỏi bệnh. Anh ấy cưới một người phụ nữ chỉ một tháng sau đó", Sadzali nói.

Hành vi tội lỗi

Các cuộc khảo sát trong những năm gần đây cho thấy xu thế không khoan dung và chủ nghĩa cấp tiến đang gia tăng, với một nghiên cứu năm 2017 cho thấy hơn 80% người Indonesia ủng hộ nước này áp dụng luật Hồi giáo nghiêm ngặt.

Dinda nói rằng mẹ mình, người rất sùng đạo, đã lừa cô về nhà để đoàn tụ gia đình - nhưng rồi cô bắt gặp một thầy phép ở trong nhà mình đang chuẩn bị làm lễ trừ tà cho cô.

"Mẹ tôi tin rằng tôi bị quỷ ám và nếu tôi được trừ tà thì ma quỷ sẽ còn bám theo tôi", Dinda nhớ lại.

Dù vậy, cô khẳng định giới tính của mình vẫn như cũ, nhưng tình cảm với mẹ mình đã không còn như trước.

"Tôi cảm thấy rùng mình mỗi khi mẹ gọi cho tôi. Tôi hay mơ về những người trừ tà trong giấc ngủ. Nó khiến tôi rất sợ hãi", Dinda nói.

Ở tỉnh Aceh, những người có mối quan hệ đồng tính sẽ bị phạt bằng đòn roi và vào năm 2018, cảnh sát đã vây bắt một nhóm người chuyển giới và công khai làm nhục họ bằng cách cắt tóc và buộc họ mặc quần áo nam.

Cùng năm đó, chính quyền thành phố Padang trên đảo Sumatra đã ra lệnh cho những người đồng tính phải đi điều trị để ngăn chặn "hành vi tội lỗi".

Nhưng vẫn còn những tiếng nói thiểu số tiếng đang cố gắng chống lại những thay đổi hà khắc trong luật pháp Indonesia.

Năm ngoái, các nhà lập pháp đã cố gắng đẩy nhanh một cuộc đại tu luật hình sự có thể khiến quan hệ tình dục trước hôn nhân trở thành một tội hình sự, nhưng dự luật đã bị hoãn lại sau một phản ứng dữ dội.

Tương tự, các đề xuất trong dự luật mới đang được các nhà vận động quyền lợi đấu tranh.

Budi Wahyuni, cựu ủy viên của ủy ban phụ nữ Indonesia, cho biết: "Liệu pháp chuyển đổi, chẳng hạn như trừ tà, là hành vi bạo lực đối với người thuộc LGBT".

Hiện Andin vẫn chưa cho rằng mọi thứ sẽ trở lại tốt hơn. Gia đình vẫn cố gắng chữa trị cho cô, lần gần nhất họ còn hiến tế một con dê.

"Sau 20 năm nữa, họ vẫn muốn tôi trở thành người khác", cô bi quan.

Theo AFP
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.