Người lương y mang lại niềm vui cho hàng trăm cặp vợ chồng hiếm muộn

Từ niềm đam mê và tình yêu kỳ lạ với Đông y, Nguyễn Phú Lâm đã bỏ nhiều tâm huyết để tìm tòi,nghiên cứu nhiều bài thuốc chữa bệnh cứu người.
Người lương y mang lại niềm vui cho hàng trăm cặp vợ chồng hiếm muộn

Từ niềm đam mê và tình yêu kỳ lạ với Đông y, Nguyễn Phú Lâm đã bỏ nhiều tâm huyết để tìm tòi,nghiên cứu nhiều bài thuốc chữa bệnh cứu người. Trong đó, bài thuốc chữa hiếm muộn của anh đã giúp cho hàng trăm gia đình hiếm muộn đường con cái có thêm niềm vui, giữ gìn hạnh phúc với tiếng cười trẻ nhỏ. Đáng trân trọng hơn là tấm lòng của vị lương y trẻ này khi quyết tâm giữ lửa đam mê cho thế hệ thầy thuốc trẻ và dốc tâm cho công tác từ thiện xã hội ở địa phương.

1. Tôi tìm đến phòng mạch của vị lương y này bất ngờ, không hẹn trước. Vừa dừng xe, hỏi bác sĩ Nguyễn Phú Lâm là có người nhiệt tình hướng dẫn hoặc đưa đến tận nhà. Một số người ở xa, không hiểu, cứ tưởng “cò mồi” dẫn lối. Nhưng không phải vậy. Mà là chòm xóm quý cái tình của vị lương y trẻ, luôn dốc lòng dốc sức vì người nghèo ở địa phương này. Hơn hết là nhiều gia đình ở đây, vốn từng mang ơn thầy thuốc trẻ. Bởi thế, khi nhắc đến lương y - bác sĩ Nguyễn Phú Lâm, nhiều người nhắc đến chuyện “chồng nhấm rượu, vợ mang thai”. Mới nghe như chuyện tiếu lâm, châm biếm. Nào ngờ, đó là sự thật trăm phần trăm. Và đó chính là “bí quyết” bài thuốc chữa hiếm muộn mà lương y Nguyễn Phú Lâm đã bỏ nhiều năm ròng nghiên cứu. Kết quả hàng trăm cặp vợ chồng hiếm muộn khắp trong nam, ngoài bắc khi tìm đến lương y Lâm khám, chữa đều có tin.

Người lương y mang lại niềm vui cho hàng trăm cặp vợ chồng hiếm muộn - anh 1

Lương y – Bác sĩ Nguyễn Phú Lâm đang khám bệnh và điều trị cho cặp vợ chồng từ Singapore về.

Hôm tôi đến nơi cũng là lúc lương y - bác sĩ Nguyễn Phú Lâm đang có bệnh nhân từ xa tới khám. Cặp vợ chồng trẻ này đang định cư ở Singapore. Cô gái Hà Nội, theo chồng sang Singapore sinh sống, đã sáu năm mà không hề có tin vui. Khi được người thân ở quê nhà cho biết bác sĩ Lâm đã chữa trị cho hàng trăm cặp vợ chồng hiếm muộn sinh con hiệu quả thì vợ chồng này liền đặt vé bay về Việt Nam. Mang theo kết quả xét nghiệm của bệnh viện chuyên khoa sinh sản, anh chồng trẻ tỏ ra ái ngại khi giáp mặt bác sĩ Lâm. “Chỉ cần dùng thuốc bồi bổ thể trạng và lấy thang thuốc “đặc biệt” này ngâm rượu, dùng mỗi ngày trong vòng vài tháng sẽ có tiến triển. Vợ chồng em hoàn toàn có thể có con. Tôi cam đoan”, lương y Lâm quả quyết. Tiễn cặp vợ chồng trẻ ra về, lương y Lâm bắt đầu trò chuyện với tôi. Nhưng câu chuyện cứ đứt quãng vì điện thoại liên tục đổ chuông. Bác sĩ Lâm thì tận tình hướng dẫn cho người bệnh, nhất là người ở xa, đều được anh tư vấn qua điện thoại hết sức rõ ràng, để tránh chuyện tiêu tốn tiền bạc và thời gian di chuyển xa xôi, lãng phí. Anh bảo, việc chữa trị cho người hiếm muộn là một cái duyên tình cờ. Vào năm 2005, bà Hai Thành, hàng xóm với lương y Lâm, trong một lần sang bắt mạch, hốt thuốc đã tâm sự rằng con gái bà lấy chồng tận Cà Mau đã nhiều năm mà không có con. Trong khi vợ chồng con gái bà thì ham con lắm, đã đi khắp các bệnh viện chuyên khoa khám chữa, tiêu tốn hàng trăm triệu đồng vẫn không thành công. Rồi bà Hai Thành đề nghị lương y Lâm thử nghiên cứu bài thuốc chữa hiếm muộn, xem sao. Vì những bài thuốc chữa bệnh đau khớp, nhức mỏi… của lương y trẻ này trước đó đã giúp nhiều người khỏi bệnh. “Nghe vậy tôi nói với dì Hai Thành là để tôi nghiên cứu thử coi sao, chứ đâu dám hứa. Hồi đó, ngày nào tôi cũng ôm sách đông y để đọc, để tìm tòi. Ăn ngủ với sách. Các bài Lục vị hoàn, Bát vị hoàn của Y tổ (Hải Thượng Lãn Ông), các bài thuốc của các danh y khác, rồi bài “Minh Mạng thang” được kết hợp, gia giảm liều lượng phù hợp. Từ đây cơ sở này tôi tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm một số vị thuốc quý, giúp tăng tinh khí theo từng thể trạng của bệnh nhân. Nói thì nghe dễ vậy, chứ cũng phải mất mấy năm ròng tôi mới dám đưa bài thuốc cho dì Hai Thành về cho con dùng thử”, anh Lâm nhớ lại. Nhận thang thuốc do lương y Lâm bốc, bà Hai Thành gởi ngay xuống Cà Mau cho con gái, con rể, kêu mua rượu cốt về ngâm. Đi làm về, mỗi ngày, con rể bà Hai Thành nhấm nháp một ly rượu, không ngờ tám tháng sau con gái bà có tin vui. Sau đó, bài thuốc này được chuyền tay và giúp cho vợ chồng một người con gái khác của bà Hai Thành sinh được con sau gần mười năm hiếm muộn. Từ thành công ban đầu, lương y Nguyễn Phú Lâm tiếp tục nghiên cứu mở rộng và khám chữa bệnh cho những cặp vợ chồng khác. Đến nay, lương y Lâm đã giúp hơn 200 cặp vợ chồng hiếm muộn trên khắp cả nước sinh được con sau khi đến khám, điều trị.

2. Trò chuyện với tôi, vợ chồng anh Đặng Quốc Thái (36 tuổi) và chị Võ Thị Kim Hường (33 tuổi), ngụ huyện Bến Lức, tỉnh Long An mừng vui ra mặt. Cưới nhau bảy năm, cả hai bên nội ngoại đều mong có cháu ẵm bồng nhưng vợ chồng anh chẳng có tin vui. Tiêu tốn rất nhiều tiền bạc cho các phương pháp điều trị và thụ tinh ống nghiệm nhưng vẫn không hiệu quả. “Khi tìm đến bác sĩ Nguyễn Phú Lâm, thật tình thì ban đầu chúng tôi không mấy hy vọng. Nhưng vì hạnh phúc gia đình nên tôi và vợ tôi cố gắng dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ Lâm. Riêng tôi uống rượu thuốc mỗi ngày. Không ngờ, vợ tôi có thai một cách tự nhiên và sinh con bình thường. Không có niềm vui nào lớn lao hơn nữa. Chúng tôi luôn coi anh Lâm là ân nhân của mình”, anh Thái chia sẻ. Tuy nhiên, không phải bất cứ bệnh nhân nào đến lương y Lâm cũng nhận chữa và bốc thuốc. Theo bác sĩ Lâm, để điều trị hiệu quả, khi đến gặp, người bệnh phải mang theo bảng xét nghiệm dịch tinh đồ; kết quả siêu âm mầu cổ tử cung, buồng trứng, chụp vòi trứng. Xem hồ sơ, bắt mạch, đo huyết áp nếu trong khả năng thì bác sĩ Lâm sẽ bốc thuốc, còn ngược lại thì từ chối. Với những trường hợp ở xa, bác sĩ Lâm hướng dẫn họ gửi hồ sơ khám nghiệm tây y đến để ông xem, sau đó sẽ chuyển thuốc đến nơi qua đường bưu điện.

Người lương y mang lại niềm vui cho hàng trăm cặp vợ chồng hiếm muộn - anh 2

Đứa bé này là con của một cặp vợ chồng hiếm muộn sau khi được lương y Lâm chữa trị và nhận anh làm ba nuôi.

Sinh ra và lớn lên tại Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, từ năm 1991 - 1994, Nguyễn Phú Lâm theo học Trường trung học Y học dân tộc ở TP Hồ Chí Minh. Năm 1997, lương y trẻ về thị trấn Cái Nhum đăng ký mở phòng mạch để châm cứu và hốt thuốc. Năm 2004, lương y Lâm được lãnh đạo huyện Mang Thít mời về công tác Hội Đông y. Hai năm sau anh được bầu làm Chủ tịch Hội Đông y huyện cho đến nay. Vừa làm, vừa học, lương y Lâm đã tốt nghiệp bác sĩ y học cổ truyền vào tháng 8-2012. Với niềm đam mê và tình yêu kỳ lạ với Đông y, lương y 44 tuổi này còn thắp lửa đam mê cho một thế hệ thầy thuốc trẻ tại địa phương. Hằng ngày, tuy bộn bề công việc nhưng bác sĩ Nguyễn Phú Lâm vẫn dành thời gian để truyền nghề cho hơn chục y sĩ đông y trẻ được anh tạo điều kiện công tác tại Hội Đông y huyện Mang Thít. “Mỗi người chúng ta phải có niềm tin và tâm huyết với con đường đã chọn. Tây y mỗi ngày phát triển, nhưng không có nghĩa Đông y thụt lùi, mà nó là cái gốc. Mà một khi đã làm việc gì rồi thì phải làm bằng cả đam mê thì chúng ta đã thành công rồi đó”, anh Lâm chia sẻ. Bên cạnh đó, thầy thuốc này luôn canh cánh trong lòng với những hoàn cảnh khó khăn của người dân vùng nông thôn, của trẻ em nghèo nên luôn nhiệt tình, hưởng ứng trong công tác từ thiện xã hội. Mỗi năm, lương y - bác sĩ Nguyên Phú Lâm đóng góp hơn 200 triệu đồng để khám chữa bệnh, bốc thuốc miễn phí, cất nhà cho người nghèo, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh.

Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long Lưu Thành Dữ cho biết, bác sĩ Nguyễn Phú Lâm rất chịu khó mày mò nghiên cứu những bài thuốc gia truyền, ứng dụng điều trị hiệu quả. “Đặc biệt, anh có duyên với cách trị bệnh hiếm muộn. Chúng tôi đã đến kiểm tra tất cả các bài thuốc mà bác sĩ Lâm nghiên cứu hầu hết đều đúng thành phần. Đáng khen hơn, bác sĩ Lâm rất có tâm đức, trách nhiệm với bệnh nhân. Với trường hợp vô sinh, không thể chữa trị, anh từ chối và động viên bệnh nhân sống lạc quan để dần dần có thể cứu chữa thành công chứ không lợi dụng họ để kiếm tiền. Có thể nói, những điều bác sĩ Lâm đã làm được là kỳ diệu cần được nghiên cứu, áp dụng rộng rãi hơn, đem đến hạnh phúc cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn đường con cái”, ông Dữ nói.

>>> Xem thêm

Hợp tác cùng Thời nay
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.