Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu qua đời, đại thọ 104 tuổi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhà báo Lê Hữu Tuấn, Phó TBT báo Công giáo và Dân tộc cho hay: “Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu qua đời trưa nay. Một đại thụ về lịch sử, địa chí và sưu tập bản đồ đã từ giã chúng ta”. Thông tin từ gia đình cho biết, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu qua đời lúc 12 giờ ngày 20-9, hưởng đại thọ 104 tuổi.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu (1920 – 2024)
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu (1920 – 2024)

Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu sinh ngày 12-3-1920, là một người Công giáo sinh ra tại Hà Nội, đã vào sinh sống và gắn bó với Sài Gòn – TP.HCM từ giữa thế kỷ trước (khoảng năm 1955). Ông có kiến thức sâu rộng về Sài Gòn – TP.HCM với tư cách là một công dân, một nhà nghiên cứu sống giữa trung tâm thành phố (phường Bến Thành, quận 1). Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã chứng kiến bao đổi thay của thành phố phương Nam này.

Sự kiện kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – TP.HCM (được tổ chức vào năm 1998) cũng là một dấu ấn trong hành trình nghiên cứu Sử - Địa của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu. Ông được lãnh đạo TP lúc đó “đặt hàng” tham gia thực hiện công trình nghiên cứu về địa chí thành phố. Trong công trình này, ông cùng làm việc với một số nhà trí thức lớn trong đó có các ông Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu qua đời, đại thọ 104 tuổi ảnh 1
Một số tác phẩm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu.

Với sự làm việc bền bỉ, cẩn trọng và sưu tầm, lưu giữ các tài liệu quý báu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực lịch sử, địa chí, khảo cứu với nhiều công trình được giới nghiên cứu đánh giá cao và đông đảo độc giả tìm đọc. Trong đó có các cuốn sách về “Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa”, “Việt Nam quốc hiệu và cương vực - Hoàng Sa Trường Sa”, đã cho công chúng có cái nhìn toàn diện về lãnh thổ nước ta, đồng thời góp phần củng cố các bằng chứng lịch sử, chứng minh chủ quyền đất liền và hải đảo của Việt Nam, được đông đảo quốc tế công nhận.

Vào cuối năm 2022, tại tư gia của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, NXB Trẻ đã ký kết cùng ông hợp đồng tác quyền trọn đời các tác phẩm của ông. Bằng hợp đồng này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu gửi gắm khi ông qua đời, nhuận bút xuất bản các tác phẩm của ông sẽ được NXB Trẻ chuyển vào quỹ văn hóa mang tên: “Quỹ Văn hóa Sử Địa Nguyễn Đình Đầu”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu qua đời, đại thọ 104 tuổi ảnh 2

Vào ngày 14/11/2022, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu và đại diện NXB Trẻ đã ký hợp đồng tác quyền trọn đời các tác phẩm của ông

Trước đó, NXB Trẻ cũng từng ký tác quyền trọn đời với các nhà văn, nhà nghiên cứu, như: Sơn Nam, Trần Kim Trắc, Trang Thế Hy. Việc ký tác quyền trọn đời cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu là một trong những sự kiện hiếm hoi tại Việt Nam, khi mà một đơn vị xuất bản mua tác quyền trọn đời các tác phẩm từ một nhà nghiên cứu còn tại thế.

NXB Trẻ vừa ấn hành cuốn sách biên khảo “Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam kỳ Lục tỉnh” về lịch sử miền Nam, nhìn từ quá trình phát triển nông nghiệp và chế độ sở hữu đất đai của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu. GS Sử học Phan Huy Lê đã nhận xét về cuốn sách này: “Tôi đã đọc một cách hứng thú và đọc kỹ cuốn sách Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam kỳ Lục tỉnh của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu. Cái thu hút sự chú ý và hứng thú của tôi là tác giả, bằng những tư liệu cụ thể, đã dẫn dắt người đọc vào ba thế kỷ khẩn hoang lập ấp đầy gian truân và thành tựu của nhân dân Nam kỳ, nó luôn khêu gợi nhận thức của người đọc bằng những phát hiện và đề xuất mới mẻ”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu qua đời, đại thọ 104 tuổi ảnh 3

Một số tác phẩm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với 23 cuốn sách nghiên cứu về địa bạ các tỉnh, thành. Ngoài ra, ông còn là tác giả, dịch giả của các cuốn sách nghiên cứu, tiêu biểu như: Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam kỳ Lục tỉnh; Quân điền Bình Định; Tạp ghi Việt Sử Địa tập 1, Tạp ghi Việt Sử Địa tập 2 (Hành trình của một tri thức dấn thân), Tạp ghi Việt Sử Địa tập 3; Cổ Gia Định phong cảnh vịnh (Trương Vĩnh Ký chép Nôm. Nguyễn Đình Đầu giới thiệu); Nguyễn Trường Tộ với triều đình Tự Đức; Petrus Ký - Nỗi oan thế kỷ; Việt Nam quốc hiệu và cương vực, Hoàng Sa - Trường Sa; Lược sử Sài Gòn từ thế kỷ XVII cho đến khi Pháp xâm chiếm 1859;


Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận (dịch và chú thích); Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ (dịch); 100 câu hỏi đáp về Gia Định - Sài Gòn TP Hồ Chí Minh; Cố cả Léopold Cadière từ Việt Nam học đến Việt Nam hóa; From Saigon to Hochiminh City - 300 years history (tiếng Anh); De Saigon à Hochiminh Ville - 300 ans d’histoire (tiếng Pháp); Petrus J. B. Trương Vĩnh Ký một nhà bác học và người yêu nước của Nam Kỳ (của Jean Bouchot. Nguyễn Đình Đầu chú thích, giới thiệu); Con đường gốm sứ và tơ lụa Việt Nam trên Biển Đông (đang viết)….

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?