Các thành viên Nội các của thủ tướng Chính phủ Shinzo Abe mới đây đã thống nhất phê chuẩn bản dự thảo luật mới về việc cho phép mở rộng cửa lao động đối với các nhân công nước ngoài. Quyết định này được áp dụng đối với những ngành nghề đang bị thiếu hụt nhân công; và cũng là một chính sách gây tranh cãi bởi Nhật Bản vốn dĩ là nước khá “kín tiếng” về vấn đề nhập cảnh.
Sức nóng của cuộc tranh luận lớn tới mức Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ đưa vấn đề này ra trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Quốc Hội vào tuần tới.
Từ trước tới nay, Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia có tự tôn dân tộc rất lớn, điều đó dẫn đến việc họ coi trọng nhân công của đất nước hơn là những người nhập cư. Tuy nhiên, thực tế về một thế hệ già cỗi cũng như dân số đang suy giảm đã làm thay đổi cục diện này.
Nhật Bản nổi tiếng là một quốc gia có dân số già |
Dù cho còn nhiều sự hoài nghi vào Đảng Dân chủ Tự do của ông Abe, Nghị viện cũng thể hiện sự nhất trí đối với chính sách mới này dưới sức ép về căng thẳng kinh tế trong vấn đề thâm hụt lao động đã kéo dài hàng thế kỷ. Dẫu vậy, không ngoại trừ khả năng các Đảng khác còn đang cân nhắc.
Bản luật mới sẽ tạo ra thêm hai danh mục thị thực cho người nước ngoài, dành riêng cho những ngành nghề đang cần thêm nhân công. Và dù chưa được công bố, nhưng dự kiến sẽ phải tới hơn chục ngành nghề: từ nông dân, xây dựng, cho tới khách sạn hay điều dưỡng.
Bộ trưởng Tư pháp Takashi Yamashita đã đưa ra một con số vào ngày thứ Năm vừa rồi; nhưng giới truyền thông ước tính sẽ có khoảng 500,000 nhân công được cấp phép làm việc, tức hơn 40% trong số 1.28 triệu công nhân nước ngoài của hiện tại, và bằng 2% tổng người lao động Nhật Bản.
Người nước ngoài sắp có thêm cơ hội được làm việc tại đất nước mặt trời mọc. |
Đối với danh mục visa đầu tiên, công nhân đến Nhật Bản làm việc sẽ được yêu cầu có kỹ năng nghề nghiệp và khả năng sử dụng tiếng Nhật. Ngoài ra, họ không được đưa thành viên gia đình tới cùng trong thời gian lên tới 5 năm.
Đối với danh mục visa thứ hai cũng sẽ có những yêu cầu nhất định về kỹ năng nghề nghiệp, nhưng họ được phép đưa thành viên gia đình tới cùng và có thể còn được định cư.
Điều đó cho thấy mặc dù Nhật Bản đã dễ chịu hơn trong việc chấp nhận nhân công nước ngoài, nhưng họ vẫn rất đề cao những người có chuyên môn và kỹ năng cao.
Bên cạnh đó, giới phê bình nói rằng vẫn còn nhiều công ty lạm dụng và phụ thuộc vào hệ thống “học viên kỹ thuật” hay các sinh viên nước ngoài tìm kiếm việc làm bán thời gian.
“Ngày nay, để tìm một công việc làm… bảo vệ cũng còn khó.” Ông Shigeki Yawaya, trưởng phòng an ninh tại Công ty Điều hành Bảo an, nơi đã có thâm niên hơn 12 năm thuê lao động nước ngoài, phát biểu. “Olympic đang tới gần và Chính phủ thì đang xem xét thêm về du lịch nội địa, nên chúng tôi cũng muốn có thêm nhiều người nước ngoài tới.”
Ở một diễn biến khác, các nhà dự thảo luật của Đảng Dân chủ Tự do đã cùng ký tên vào quyết định trên sau vài cuộc tranh cãi nghiêm túc. Họ cũng đề cập đến sự lo ngại về tội phạm và những ảnh hưởng tiêu cực đến mức lương. Một vài chính trị gia của các phe đối lập thì buộc tội Chính phủ trong việc quyết định chóng vánh khi còn chưa cân nhắc các quyền bảo vệ của nhân công nước ngoài.
Công nhân nước ngoài có thực sự được quan tâm? |
Ông Abe nói những thay đổi trên không được coi là một “chính sách nhập cư”, tuy dường như việc đó chỉ là để xoa dịu các phe Bảo thủ phản đối – các chuyên gia nhận định.
“Tôi thì nghĩ đây chắc chắn là một sự thay đổi về chính sách nhập cư.” Ông Hidetori Sakanada, cựu lãnh đạo của Cục Nhập cảnh Tokyo phát biểu.
Một cuộc khảo sát gần đây của tờ Yomiuri cho thấy, 51% những người bầu cử Nhật Bản lựa chọn chấp nhận công nhân nước ngoài chưa có kỹ năng làm việc hơn.
“Tôi nghĩ đấy là việc tốt, miễn là có một hệ thống hỗ trợ dành cho họ.” Cô Yoshio Sai, một nhân viên nghỉ hưu nói. “Tôi cũng hi vọng Nhà nước tạo thêm cơ hội làm việc cho người già bọn tôi nữa.”