Nhật Bản xả nước ô nhiễm tại Fukushima ra biển

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhật Bản có kế hoạch thải ra biển hơn 1 triệu tấn nước bị ô nhiễm từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển, một động thái có thể sẽ khiến các nước láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc tức giận.
Nhật Bản xả nước ô nhiễm tại Fukushima ra biển

Chính phủ Nhật Bản tuyên bố hoạt động xả nước sẽ bắt đầu trong khoảng hai năm, và toàn bộ quá trình dự kiến ​​sẽ mất hàng thập kỷ, hãng thông tấn Reuters đưa tin.

"Trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quy định đã được thiết lập, chúng tôi lựa chọn việc xả nước ra đại dương", chính phủ Nhật Bản cho biết.

Chính phủ Nhật Bản lập luận rằng việc xả ra đại dương sẽ an toàn vì nước được xử lý để loại bỏ hầu hết các nguyên tố phóng xạ và sẽ được pha loãng. Để được xả ra ngoài môi trường, nước ô nhiễm cần được lọc lại để loại bỏ các đồng vị có hại và sẽ được pha loãng để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, theo AFP.

Phía Tokyo cho biết quyết định này nhận được sự ủng hộ từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), đảm bảo sẽ tuân thủ các quy trình xử lý nước thải từ các nhà máy hạt nhân ở những nơi khác trên thế giới.

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tuyên bố việc xả nước là một "nhiệm vụ không thể tránh khỏi" trong quá trình ngừng hoạt động kéo dài hàng thập kỷ của nhà máy hạt nhân.

Khoảng 1,25 triệu tấn nước đã tích tụ trong các bồn chứa của nhà máy hạt nhân Fukushima, vốn đã bị tê liệt sau thảm họa động đất sóng thần xảy ra vào năm 2011.

Quyết định xả nước ra đại dương sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành đánh bắt hải sản ở Fukushima, vốn đã phản đối hành động này trong nhiều năm kể từ khi thảm họa hạt nhân xảy ra.

"Họ nói rằng sẽ không xả nước ra biển nếu không có sự hỗ trợ cho ngư dân", Tachiya Kanji, người đứng đầu một hợp tác xã thủy sản địa phương ở Fukushima, trả lời đài NHK.

Quyết định này cũng đã gây ra sự phản đối từ các nước láng giềng Nhật Bản. Ngoại trưởng Hàn Quốc hôm thứ Hai đã bày tỏ "sự quan ngại nghiêm trọng".

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên kêu gọi Nhật Bản "hành động một cách có trách nhiệm".

"Để bảo vệ lợi ích quốc tế và sức khỏe và sự an toàn của người dân, Trung Quốc đã bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng đối với phía Nhật Bản thông qua kênh ngoại giao", ông Triệu cho biết hôm thứ Hai.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.