Nhật đề nghị Hàn Quốc giải thích việc loại Tokyo khỏi Danh sách Trắng

Hàn Quốc dự định vào tháng Chín này sẽ loại quốc gia láng giềng khỏi "Danh sách Trắng" gồm 29 quốc gia được hưởng ưu đãi về thủ tục xuất khẩu và đưa Nhật Bản vào một danh sách mới khác.
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko ngày 15/8 cho biết nước này đã đề nghị Hàn Quốc giải thích rõ hơn về lý do Hàn Quốc sẽ loại Nhật Bản khỏi danh sách các đối tác được hưởng quy chế ưu đãi trong thương mại.

Phát biểu tại một buổi họp báo, ông Seko nêu rõ: "Lý do và những chi tiết không rõ ràng, vì vậy chúng tôi đang tìm kiếm những lời giải thích rõ hơn từ phía Hàn Quốc."

Tuy nhiên, quan chức cấp cao này cho hay Nhật Bản không định tìm kiếm các cuộc đàm phán song phương, nói rằng "đó không phải là vấn đề có thể được quyết định hoặc thay đổi thông qua các cuộc tham vấn."

Hàn Quốc dự định vào tháng Chín này sẽ loại quốc gia láng giềng khỏi "Danh sách Trắng" gồm 29 quốc gia được hưởng ưu đãi về thủ tục xuất khẩu và đưa Nhật Bản vào một danh sách mới khác. Hàn Quốc tuyên bố để ngỏ các cuộc tham vấn nếu Nhật Bản yêu cầu, trong khi vẫn tiến hành lấy ý kiến công chúng trước khi thay đổi này có hiệu lực.

Quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc đã xấu đi sau khi Tòa án Tối cao Hàn Quốc ra phán quyết buộc các doanh nghiệp Nhật Bản phải bồi thường thiệt hại cho những người Hàn Quốc bị ép làm việc tại các doanh nghiệp này trong thời chiến.

Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố mọi yêu cầu đền bù đều đã được giải quyết dứt khoát và đầy đủ từ năm 1965 khi Nhật Bản và Hàn Quốc bình thường hóa quan hệ.

Từ đầu tháng 7/2019, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định siết chặt quản lý hoạt động xuất khẩu sang Hàn Quốc ba loại nguyên liệu, gồm fluorinated polyimide (nhựa nhiệt dẻo) sử dụng để sản xuất màn hình thông minh, hydrogen fluoride và resist (chất cản màu) sử dụng để sản xuất thiết bị bán dẫn. Một tháng sau đó, Chính phủ Nhật Bản loại Hàn Quốc ra khỏi “Danh sách Trắng” các nước hưởng quy chế ưu đãi thương mại kể từ ngày 28/8.

Những quan ngại về tác động từ mâu thuẫn ngoại giao này đối với giới doanh nghiệp và hoạt động du lịch ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Chính phủ Nhật Bản, trong sáu tháng đầu năm nay, số du khách Hàn Quốc đến nước này đã giảm 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tổng lượng khách quốc tế đến Đất nước Mặt Trời mọc lại tăng 4,6% lên mức kỷ lục 16,63 triệu lượt khách.

Nhu cầu du lịch giảm sút đã khiến hãng hàng không Korean Air Lines và các hãng hàng không giá rẻ ngừng nhiều chuyến bay giữa các thành phố của hai nước.

Khi được hỏi về tác động từ căng thẳng Nhật Bản-Hàn Quốc đối với du lịch, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết các chuyến bay từ Trung Quốc và Đông Nam Á đến Nhật Bản đã gia tăng nhờ lượng du khách tăng lên.

Theo ông Yoshihide Suga, Nhật Bản sẽ vượt qua tác động từ những căng thẳng này và dự kiến thu hút 40 triệu lượt du khách nước ngoài trong năm 2020./.

Theo TTXVN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.