Những chuyện phi thường về 'người Đức vĩ đại nhất lịch sử' J.W. Goethe

Johann Wolfgang von Goethe hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào ông cũng thâu tóm những tri thức đồ sộ. Ông được Các Mác gọi là "Người Đức vĩ đại nhất".
Những chuyện phi thường về 'người Đức vĩ đại nhất lịch sử' J.W. Goethe

Johann Wolfgang von Goethe (28 tháng 8 năm 1749–22 tháng 3 năm 1832) được coi là một trong những vĩ nhân trong nền văn chương thế giới, ông là một nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn nhà khoa học, họa sỹ của Đức. Ông là một trong số ít những người được xem là nhà thông thái.

Hầu hết các tác phẩm của ông trường tồn với thời gian, một trong những số đó là kịch thơ Faust gồm 2 phần, tác phẩm này là một trong những đỉnh cao của nền văn chương thế giới.

Những tác phẩm văn chương nổi tiếng của ông là Wilhelm Meister's Apprenticeship và tiểu thuyết dưới dạng thư Nỗi đau của chàng Werther...

Chính vì thế, ông là niềm tự hào của dân tộc Đức, được Các Mác gọi là "Người Đức vĩ đại nhất".

Những chuyện phi thường về 'người Đức vĩ đại nhất lịch sử' J.W. Goethe - anh 1

Johann Wolfgang von Goethe

Sức "công phá" của cuốn tiểu thuyết đầu tay

Năm 1770, chàng sinh viên Goethe vừa tốt nghiệp Trường luật Leipzig đã đem lòng yêu say đắm tiểu thư Charlotte Buff. Điều oái oăm là trước đó, Charlotte đã đính hôn với Kestner - người bạn thân thiết của chính Goethe.

Là người lịch thiệp, rất trọng tình bạn, Goethe đã cắn răng rút lui khỏi cuộc tình này, để rồi sau đó ít năm, trong nỗi đau khổ, day dứt khôn nguôi, ông đã cầm bút viết nên kiệt tác "Nỗi đau khổ của chàng Werther" (1774), một cuốn tiểu thuyết bằng thơ gây chấn động dư luận.

Những chuyện phi thường về 'người Đức vĩ đại nhất lịch sử' J.W. Goethe - anh 2

Kiệt tác "Nỗi đau khổ của chàng Werther"

Sau khi được phát hành, chỉ trong một thời gian ngắn, cuốn tiểu thuyết đã tạo nên một cú sốc mạnh với công chúng và khơi nguồn cho "cơn sốt Werther" lan tràn khắp châu Âu. Tác phẩm nhanh chóng được dịch sang nhiều thứ tiếng, được phổ biến rộng rãi ngoài biên giới nước Đức.

Ở trong nước, Werther được giới trẻ đón nhận cuồng nhiệt, trong khi nhà thờ và giới chức trách nhìn nhận nó như một "phần tử nguy hại". Thậm chí, có viên cha cố còn kết tội cuốn sách "bênh vực cho sự tự sát, kêu gọi phá vỡ hôn nhân" và "xúi giục giết vua"! Năm 1775, "Nỗi đau khổ của chàng Werther" bị cấm phát hành ở nhiều thành phố của Đức và tiếp đó, ở Thủ đô của Áo và Đan Mạch.

Tác phẩm không những đã gây ra cơn sốt Werther kéo dài nhiều năm trên châu lục, nó còn là xung lực khơi nguồn cho cả một phong trào sáng tác theo "tinh thần Werther" ở khắp trong và ngoài nước. Werther không những đã trở thành hình mẫu của nhiều tác phẩm văn học mà còn là môtip của rất nhiều tác phẩm hội họa và điêu khắc ở thế kỷ XVIII.

Goethe và người bạn "tri kỉ"

Sinh thời, Goethe có người bạn rất tâm đầu ý hợp là nhà thơ, nhà soạn kịch vĩ đại Friedrich Schiller (tác giả vở bi kịch "Âm mưu và tình yêu" trứ danh). Ông này kém Goethe 10 tuổi song lại mất sớm (khi mới 46 tuổi). Thi hài của Schiller được chôn cất tại lăng mộ trong nghĩa trang Jacobs ở Weimar. Gần 30 năm sau, Goethe tạ thế và thể theo ý nguyện của ông, người ta chôn cất ông bên cạnh Schiller.

Điều oái oăm là cách đây hơn năm, báo chí Đức và nhiều nước rộ lên thông tin: Qua so sánh ADN hộp sọ được xem là của Schiller với ADN những người thân của ông, các chuyên gia đi đến kết luận: Hộp sọ trong lăng mộ bên cạnh lăng mộ của Goethe không phải của Schiller. Còn hộp sọ của Schiller ở đâu, câu hỏi hiện vẫn chưa có lời đáp. Như vậy, nói như một nhà nghiên cứu văn học, hẳn trong lăng mộ, Goethe giờ đang rất "cô đơn".

200 năm vẫn giữ ngôi "đầu bảng"

Là người để lại một di sản đồ sộ, thể hiện tài năng trên nhiều lĩnh vực, Goethe thực sự là một tấm gương lao động. Ông nổi tiếng từ khi còn rất ít tuổi, khởi đầu với việc cho xuất bản cuốn tiểu thuyết "Nỗi đau khổ của chàng Werther" năm 25 tuổi. Và đến khi ở tuổi ngoài 80, sức sáng tạo của ông vẫn sung mãn. Những dòng cuối cùng của cuốn truyện thơ "Faust" (được xem là đỉnh cao thi ca Đức thế kỷ XIX) đã được nhà đại thi hào hoàn tất trong những ngày tháng cuối cùng của đời mình, khi ông đã ở tuổi 83.

Sinh thời, Goethe từng phát biểu đại ý rằng, muốn có một tác phẩm lớn, mang tầm vóc thời đại cần phải hội tụ ba điều kiện: Một là dân tộc sinh ra tác giả ấy có điều gì đáng nói với nhân loại không. Hai là phải có thiên tài đủ để thể hiện điều ấy. Và ba là thiên tài ấy phải sáng tạo trong thời kỳ sung sức nhất của đời mình. Cả ba điều kiện trên, Goethe đều hội đủ.

Anh Phương (TH)

Xem thêm:

- 10 giải thưởng văn học danh giá nhất thế giới

- 'Codex Leicester' - Cuốn sách đắt giá nhất thế giới của Da Vinci

- Lời nguyền Tecumseh ám ảnh các đời Tổng thống Mỹ suốt 120 năm

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.