Những địa điểm đi lễ cầu may đầu năm ở Hà Nội

Đi lễ cầu may đầu năm là một nét văn hoá đẹp của người Việt. Dưới đây là những ngôi chùa, đền nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội mà bạn nên tới ngày đầu năm.
Những địa điểm đi lễ cầu may đầu năm ở Hà Nội

Chùa Trấn Quốc

Những địa điểm đi lễ cầu may đầu năm ở Hà Nội - anh 1

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Nam của Hồ Tây, là một trong những danh thắng bậc nhất ở kinh thành Thăng Long đời nhà Lê, nay thuộc quận Ba Đình (Hà Nội). Nổi tiếng linh thiêng lại là danh thắng kinh kỳ, chùa Trấn Quốc xưa thường là nơi các vua chúa ngự giá đến vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Còn ngày nay nơi đây lại càng tấp nập những du khách, phật tử đễn lễ chùa và cầu mong những điều may mắn sẽ đến với gia đình mình, đặc biệt trong dịp đầu xuân.

Chùa Quán Sứ

Những địa điểm đi lễ cầu may đầu năm ở Hà Nội - anh 2

Chùa Quán Sứ toạ lạc tại phố Quán Sứ không chỉ là ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh mà đây còn trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bởi vậy trong ngày năm mới, rất đông người dân, Phật tử về đây để đi lễ cầu mong mình và gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong. Chùa Quán Sứ cũng là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Điều độc đáo ở ngôi chùa linh thiêng này là tại Gian Quan âm đang trưng bày pho tượng hoà thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật.

Phủ Tây Hồ

Những địa điểm đi lễ cầu may đầu năm ở Hà Nội - anh 3
Phủ Tây Hồ thờ công chúa Liễu Hạnh hay còn gọi là Mẫu Liễu Hạnh là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất để cầu tài lộc. Bên cạnh đó Phủ Tây Hồ còn sở hữu vị trí rất đẹp, ngay sát Hồ Tây vì thế đây trong những ngày đầu năm, nơi đây đông nghẹt người ở khắp nơi đã đổ về đây để đi lễ, xin lộc đầu năm. Sau khi đi lễ xong, bạn còn có thể ghé dãy hàng quán ở ngoài cửa phủ để thưởng thức một tô bún ốc - món ăn nổi tiếng ở Phủ hay chiếc bánh tôm nóng hổi.

Đền Quán Thánh

Những địa điểm đi lễ cầu may đầu năm ở Hà Nội - anh 4
Trấn Vũ Quán hay còn gọi là đền Quán Thánh, từ xưa đã nổi danh trấn Bắc trong “Thăng Long tứ trấn” của đất kinh kỳ. Đền Quán Thánh là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – một vị thần trấn giữ hướng Bắc kinh thành Thăng Long.
Đền Quán Thánh ngày nay nằm ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, Hà Nội, trên đất phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, phía Nam Hồ Tây và gần cửa Bắc Thành Hà Nội.

Không chỉ là một công trình có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc, đền Quán Thánh còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay.

Chùa Kim Liên

Những địa điểm đi lễ cầu may đầu năm ở Hà Nội - anh 5

Chùa nằm phía đông bắc Hồ Tây, thuộc làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Kiến trúc của chùa Kim Liên mang dáng vẻ cung đình. Toàn bộ cổng chùa được làm bằng gỗ, khá đồ sộ và chạm khắc công phu. Các hoa văn được khắc trên vì kèo, đầu cột, đầu mái chùa, chủ yếu là hình hổ phù, lá và hoa sen, hình rồng cách điệu, mây vờn... Đây là lối kiến trúc có từ thế kỷ 17 trở về trước và chỉ phổ biến ở Đàng Trong.
Bố cục của chùa bao gồm một trục đối xứng từ tam quan đến nhà Tổ. Tam quan với toàn bộ kết cấu có mái che được đỡ từ các thân cột. Từ giữa các thân cột, những con rường vươn dài tạo nên bộ vì nóc đỡ mái. Cổng tam quan của Chùa Kim Liên là một kiến trúc độc đáo với hai tầng, 8 mái bằng gỗ mang màu sắc cung đình, với những bức chạm nổi trên mặt gỗ hình rồng hoa văn cực kỳ tinh xảo. Bộ mái lợp ngói vảy cá nhiều tầng, ở giữa đột ngột vươn cao như bông sen tỏa nở trên mặt nước Tây Hồ. Từ xa nhìn lại tam quan của chùa Kim Liên toát lên một vẻ đẹp thầm kín và kiêu hãnh, vừa trang nghiêm, vừa lộng lẫy, lại hòa nhập vào cây xanh, nước biếc xung quanh. Phía trong tam quan có đặt 2 tấm bia đá.

Đền Ngọc Sơn

Những địa điểm đi lễ cầu may đầu năm ở Hà Nội - anh 6
Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và khu vực hồ Hoàn Kiếm là điểm đến không thể bỏ qua của bất kỳ du khách nào khi tới Thủ đô Hà Nội.
Đây là nơi linh thiêng, khi xưa các sĩ tử Bắc Hà đến cầu xin việc học hành.
Đền Ngọc Sơn nằm trong quần thể di tích Hồ Gươm đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa năm 1980.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Những địa điểm đi lễ cầu may đầu năm ở Hà Nội - anh 7
Được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam với kiến trúc cổ tuyệt đẹp vào ngày đầu năm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám thu hút rất đông người dân và du khách đến trước là lễ đầu năm, xin may mắn trong học hành, thi cử, sau là để tham quan du xuân. Quốc là Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, phố ông đồ được tổ chức ở khu vực này vào ngày Tết cũng là một lý do thu hút thêm nhiều du khách đến đây trong dịp đầu năm.

Chùa Hà

Những địa điểm đi lễ cầu may đầu năm ở Hà Nội - anh 8
Nổi tiếng là ngôi chùa cầu tình duyên, trong ngày đầu năm Chùa Hà càng nhiều du khách, Phật tử đến lễ đầu năm và xin tình duyên được vẹn tròn, Đó là lý do nếu ở các ngôi chùa khác thì người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì ở chùa Hà, đông nhất lại là các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú. Người đi chùa Hà cũng không sắp lễ nhiều như ở những chùa khác chỉ đơn giản là một ít tiền vàng, hoa, trầu cau đựng trong một chiếc khay nhỏ và một thứ không thể thiếu là tiền lẻ.

Tổ đình Phúc Khánh

Những địa điểm đi lễ cầu may đầu năm ở Hà Nội - anh 9
Chùa Phúc Khánh từ lâu đã là một địa chỉ tâm linh quen thuộc và nức tiếng linh thiêng đối với người dân Hà Nội. Ngay sau giờ phút giao thừa, rất đông người đã tới đây cầu may, hái lộc và xin quẻ cho một năm mới của bản thân và gia đình.
Chùa Phúc Khánh còn có tên gọi khác là chùa Sở, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê nhưng qua nhiều cuộc chiến tranh, loạn lạc, chùa bị phá hủy hoàn toàn. Đến thời vua Quang Trung, chùa được xây dựng lại bởi nhà sư Chiếu Liên và đô đốc quân Tây Sơn là Trần Văn Lễ. Sau này, chùa còn được trùng tu nhiều lần, gần đây nhất là năm 1950, chùa được xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay.
Lịch sử của ngôi chùa gắn liền với sự kiện lịch sử Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Tương truyền, nhà chùa là nơi ẩn mình của một trong những cánh quân của Quang Trung Nguyễn Huệ, giúp tạo nên sự bất ngờ, thần tốc trong chiến dịch, phá tan quân xâm lược trong chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa năm xưa. Vị tướng quân nhớ tới công đức của nhà chùa nên đã góp phần cải tạo, xây dựng chùa sau đó.

Chùa Bà Đá

Những địa điểm đi lễ cầu may đầu năm ở Hà Nội - anh 10

Chùa Bà Đá là một ngôi chùa cổ nằm ở số 3 phố Nhà Thờ, Hà Nội, gần hồ Hoàn Kiếm. Ngôi chùa được xây năm 1056 này còn có các tên: Linh Quang tự, Sùng Khánh tự. Tuy chỉ là một ngôi chùa nhỏ nhưng nơi đây có cảnh quan khá đẹp với nhiều bức tượng gỗ. Hiện nay chùa là trụ sở chính Thành hội Phật giáo Hà Nội. Rất nhiều người dân Hà Nội có thói quen đi lễ đầu năm ở chùa Bà Đá để cầu xin may mắn và an lành cho bản thân và gia đình.

Bia Bà La Khê

Những địa điểm đi lễ cầu may đầu năm ở Hà Nội - anh 11

Đình La Khê hay là Đình Bia Bà là di tích văn hóa ở làng La Khê, Phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Cụm di tích này bao gồm Đình La Khê và chùa Diên Khánh.

Đây là ngôi đình được cho là xây dựng vào đầu thế kỷ 17 và được tu bổ lớn trong thế kỷ 18. Theo truyền thuyết, Đình thờ 2 vị thành hoàng là Hắc Diện Đại Vương và Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa (gọi là nhị vị đại vương) có công giúp dân trừ ác và có nước để cày cấy, chăn nuôi để vùng đất này trở nên trù phú. Nơi đây rất linh thiêng nên hằng ngày có nhiều khách thập phương đến lễ cầu lộc. Vào đêm giao thừa thì đình Bia Bà rất đông người do người dân ở các quận nội thành Hà nội và người dân quận Hà đông đến lễ và xin lộc vào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới.

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.