Những đột phá lớn trong cuộc chiến chống ung thư

(Ngày Nay) - Ung thư được liệt kê vào danh sách những căn bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
Xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm ung thư vú.
Xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm ung thư vú.

Cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư ngày càng gian nan khi số người mắc bệnh cũng như cơ quan bị ung thư không ngừng gia tăng và mở rộng. Trong năm 2016, các nhà khoa học đã nỗ lực rất nhiều để tìm kiếm những phương pháp tốt nhất để phát hiện sớm hay điều trị triệt để căn bệnh này.

Xét nghiệm máu phát hiện ung thư vú

Để phát hiện ung thư vú, các bác sĩ thường tiến hành chụp nhũ ảnh và sinh thiết. Tuy nhiên, tháng 9/2016, các nhà khoa học Australia và Pháp đã có những bước tiến lớn trong việc tạo ra xét nghiệm máu đầu tiên giúp phát hiện ung thư vú.

Các nhà khoa học đã phân tích mẫu sinh thiết từ người khỏe mạnh và bệnh nhân ung thư ở miền Tây nước Pháp và phát hiện ra rằng, sự xuất hiện của isotopes carbon-13 và nitrogen-15 ở tỷ lệ nhất định trong mẫu mô có thể cho thấy mẫu mô đó là của người khỏe mạnh hay ung thư.

Mặc dù sẽ phải mất thêm thời gian nữa để đưa xét nghiệm này vào bệnh viện, song các nhà khoa học tin rằng, trong tương lai, xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện ung thư vú một cách dễ dàng, nhanh chóng và rẻ tiền. Áp dụng liệu pháp miễn dịch chống lại bệnh ung thư.

Những đột phá lớn trong cuộc chiến chống ung thư ảnh 1

Áp dụng liệu pháp miễn dịch chống lại bệnh ung thư đã cho thấy thành công lớn trong năm 2016. 

Lựa chọn mới điều trị ung thư phổi hiệu quả hơn hóa trị

Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở cả nam và nữ, điều trị thường bao gồm các đợt hóa trị tích cực.

Tuy nhiên, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine tháng 10/2016 đã công bố một lựa chọn điều trị mới giúp phòng ngừa nguy cơ tử vong do ung thư phổi tốt hơn so với liệu pháp hóa trị truyền thống.

Trong các thử nghiệm lâm sàng, bệnh nhân ung thư phổi được dùng thuốc pembrolizumab sau 10 tháng đáp ứng tốt hơn, sống lâu hơn và có ít dấu hiệu tiến triển bệnh hơn so với bệnh nhân dùng phương pháp hóa trị. Loại thuốc này hiện đã được FDA phê chuẩn là trị liệu dòng 2 cho một số dạng ung thư đầu và cổ tiến triển.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch hoặc sử dụng hệ miễn dịch của cơ thể kết hợp với các thuốc để chống lại bệnh tật đã cho thấy những thành công lớn trong năm 2016. Liệu pháp này đặc biệt mang lại các kết quả đáng kinh ngạc ở bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối.

Nghiên cứu trên bệnh nhân bị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính cho thấy, liệu pháp miễn dịch giúp loại bỏ tới 94% các triệu chứng. Thử nghiệm ở bệnh nhân bị các dạng ung thư khác cũng cho tỉ lệ đáp hơn là hơn 80% và hơn 50% số người tham gia thử nghiệm đã thuyên giảm bệnh hoàn toàn. Liệu pháp này có hiệu quả tốt nhất đối với ung thư máu và tủy xương.

Sử dụng thuốc liều thấp và thường xuyên

Mặc dù hầu hết các nỗ lực hiện nay đều nhằm chữa khỏi ung thư, song các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Oregon (Mỹ) đã có một cách tiếp cận mới trong điều trị căn bệnh nguy hiểm này đó là kiểm soát bệnh để chúng không gây nguy hiểm đối với sức khỏe.

Các nhà khoa học đã cho bệnh nhân sử dụng các thuốc hóa trị thường xuyên hơn nhưng với liều lượng thấp hơn đáng kể. Hệ thống phân phối thuốc này nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chặn quá trình kháng thuốc ở bệnh nhân.

Hiện phương pháp này đang trong giai đoạn thử nghiệm với mục tiêu làm chậm và kiểm soát các khối u chứ không phải chữa khỏi hoàn toàn. Phương pháp này có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân bị ung thư buồng trứng, ung thư vú, tuyết tiền liệt và phổi.

Mặc dù các nhà nghiên cứu giải thích rằng, với cách điều trị này, bệnh nhân vẫn có khả năng khỏi bệnh hoàn toàn song mục tiêu thực sự của phương pháp là tạo môi trường để bệnh ung thư không thể tiến triển và lan rộng.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.