Những hạn chế của quân đội Mỹ nhìn từ cuộc chiến tại Afghanistan

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vào năm 2001, quân đội Mỹ chỉ mất hai tháng để lật đổ được chính quyền Taliban tại Afghanistan, đây được xem như một thành công vang dội trong cuộc chiến chống khủng bố.
Những hạn chế của quân đội Mỹ nhìn từ cuộc chiến tại Afghanistan

Hai thập kỷ sau, quân đội Mỹ quyết định rút lui, những kỳ vọng về chiến thắng lẫy lừng tại Afghanistan đã biến mất từ ​​lâu và Taliban đang trên đà đòi lại những gì đã bị người Mỹ tước đoạt.

Cuộc chiến tại Afghanistan là minh chứng rõ ràng cho thấy sức mạnh quân sự của Mỹ vẫn tồn tại những hạn chế nhất định trong thời kỳ hiện đại.

Nó chứng minh nghịch lý rằng dù người Mỹ có thắng trận đầu, nhưng họ vẫn có thể thua cả cuộc chiến. Hay nói một cách khác, Mỹ – quốc gia sở hữu năng lực vượt trội về công nghệ, có thể dễ dàng tiêu diệt kẻ thù của họ nhưng kết quả cuối cùng mà họ đạt được có lẽ không phải là một chiến thắng.

Điều đó cũng cho thấy rằng trong thế kỷ 21, để dành được một chiến thắng toàn diện, lâu dài trong bất kể cuộc chiến nào, một đội quân chinh phạt, hay thậm chí là một quân đội được trang bị vũ khí tối tân như của Mỹ, vẫn là không đủ để đánh bại một lực lượng như Taliban.

Khi can thiệp vào tình hình nội bộ của một quốc gia, sự hiểu biết về chính trị, lịch sử và văn hóa địa phương là vô cùng quan trọng, đây cũng là điều mà người Mỹ đã không nhận thức được trong suốt khoảng thời gian tham chiến tại Afghanistan.

Giới quân sự tại Washington đã không đánh giá được chính xác tình hình thực tế tại quốc gia Tây Á này. Taliban đã coi sự hiện diện của quân đội Mỹ là lực lượng chiếm đóng, từ đó có thêm động lực chiến đấu giành lại quyền kiểm soát, và vô hình chung khiến cho chính quyền tại Kabul trở nên thiếu gắn kết.

Mặc dù trùm khủng bố Osama bin Laden sau cùng đã bị tiêu diệt và mạng lưới al-Qaeda của hắn cũng đã suy tàn, nhưng người dân Afghanistan vẫn bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến không hồi kết.

Carter Malkasian, cựu cố vấn quân sự Mỹ, viết trong cuốn “Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Afghanistan, Một lịch sử”, chỉ ra lý do dẫn đến sự thất bại của Mỹ là sức ảnh hưởng của đạo Hồi tại Afghanistan này và sự phản kháng với những thế lực nước ngoài.

Ông Malkasian nhận định rằng quân đội Mỹ đã không nắm bắt và hiểu được những yếu tố đó.

“Sự hiện diện của người Mỹ ở Afghanistan đã chà đạp lên lòng tự tôn dân tộc của những người dân bản địa”, ông Malkasian viết. “Chính điều đó đã thúc đẩy người dân Afghanistan đứng lên đấu tranh bảo vệ danh dự, tôn giáo và tổ quốc của họ. Nó đã thách thức những chàng trai trẻ tuổi dám hy sinh, dám tham gia chiến đấu. Sự hiện diện của Mỹ cũng chính là nguồn sinh khí khiến cho Taliban trỗi dậy mạnh mẽ hơn. Và đây cũng chính là tác nhân đã thổi tắt đi ý chí của binh lính và cảnh sát Afghanistan”.

Quân đội Mỹ có thể đã bỏ lỡ cơ hội duy trì tình hình tại ổn định tại Afghanistan trong những năm đầu sau khi lật đổ Taliban. Tuy nhiên, một câu hỏi khác được đặt ra là dù có những thành công ban đầu, nhưng liệu quân đội Mỹ có phù hợp với vai trò dẫn dắt chính quyền mới tại Afghanistan thiết lập được trạng thái ổn định sau thời gian dài chìm trong hỗn loạn hay không.

Quân đội Mỹ đã không chiến đấu dựa trên các điều kiện phù hợp mà thường hoạt động theo thiên hướng dân sự. Mặc dù kỳ vọng xây dựng Afghanistan trở thành một nền dân chủ có khả năng tự vệ bị coi là viển vông, nhưng quân đội Mỹ vẫn theo đuổi mục tiêu đó.

Việc các quan chức Mỹ nhiều lần tuyên bố về “những bước tiến mới” sẽ giúp cuộc chiến tại Afghanistan đi đến thắng lợi, đã khiến các nhà phê bình bày tỏ quan ngại rằng liệu quân đội Mỹ có đang bị cuốn vào một vòng lặp tìm kiếm chiến thắng trong vô vọng hay không.

Karl Eikenberry – một tướng lĩnh đã nghỉ hưu, chia sẻ rằng quân đội Mỹ ban đầu đã chùn bước trước sứ mệnh xây dựng, tái thiết Afghanistan sau hàng thập kỷ chìm trong nội chiến.

“Nhưng nhiệm vụ này cũng ngày càng được tranh luận sôi nổi hơn”, ông Eikenberry cho biết.

Mỹ dường như bị “mắc kẹt” khi theo đuổi một chiến lược quân sự không chính thức giới đầu não tại Washington vẫn bị cuốn vào các cuộc tranh luận về kết quả có thể đạt được và cái giá sẽ phải trả sau cuộc chiến tại Afghanistan.

Nếu chỉ tính riêng các con số, chi phí hao tổn cho cuộc chiến này là rất lớn, chưa kể hàng chục nghìn binh lính và dân thường thiệt mạng Afghanistan đã thiệt mạng. Hơn 2.440 lính Mỹ và 1.100 quân đồng minh đã hy sinh trong cuộc chiến "vô tận" này.

Trong suốt hai thập kỷ tham chiến tại Afghanistan, dù Mỹ đã chi ra hàng trăm tỷ USD, nhưng theo công bố mới nhất, chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn có kế hoạch yêu cầu Quốc hội nước này chi thêm hàng tỷ USD để hỗ trợ, thậm chí là tiếp tục trả lương cho binh lính Afghanistan ngay cả sau khi đã tiến hành rút toàn bộ lực lượng quân đội về nước.

Cuộc chiến tại Afghanistan bắt nguồn từ hậu quả đau thương của vụ tấn công ngày 11/9 khiến gần 3.000 người thiệt mạng, với mục đích lật đổ chính quyền Taliban. Khi Osama bin Laden bị tiêu diệt vào năm 2011, đây dường như là cơ hội tốt để cuộc chiến kết thúc, nhưng rồi nó vẫn tiếp diễn trong một thập kỷ sau đó.

Đến nay, các chuyên gia vẫn bất đồng quan điểm về nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của Mỹ trong việc ngăn chặn sự trỗi dậy của Taliban sau những thắng lợi ban đầu, nhưng đều cho rằng quyết định tấn công Iraq vào năm 2003 của cựu Tổng thống George W. Bush là một yếu tố có liên quan, và không thể phủ nhận.

Trong vài năm, cuộc chiến tại Iraq đã tiêu tốn đến mức, những gì diễn ra tại Afghanistan chỉ còn là ưu tiên thứ yếu với Mỹ. “Biến cuộc chiến tại Afghanistan trở thành một màn trình diễn bên lề là một lựa chọn tai hại”, tướng Eikenberry bình luận.

Mười năm sau cái chết của bin Laden, Tổng thống Joe Biden cho rằng việc tiếp tục sa đà vào chiến tranh là hết sức vô nghĩa.

Vào tháng 4 vừa qua, ông đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ kết thúc cuộc chiến tại Afghanistan và rút toàn bộ lực lượng quân đội Mỹ trở về nước vào một thời điểm thích hợp.

Tổng thống Biden khẳng định rằng mục đích của Mỹ khi phát động cuộc chiến này: đánh bại lực lượng khủng bố al-Qaeda và ngăn Afghanistan trở thành một cứ điểm của tổ chức khủng bố, đều đã được hoàn thành. Vì vậy, không có lý do gì để tiếp tục lãng phí sinh mạng của binh lính Mỹ.

Mặc dù ông Biden đã cam kết sẽ duy trì sự hiện diện của Mỹ tại Kabul trên phương diện ngoại giao và sẽ nỗ lực thúc đẩy một giải pháp hòa bình, nhưng nguy cơ sụp đổ của chính phủ Afghanistan và các mối đe doạ cực đoan tại khu vực này vẫn luôn thường trực.

Vào ngày 7/10/2001 khi các lực lượng Mỹ khởi phát cuộc chiến tại Afghanistan, Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là Donald Rumsfeld đã phát biểu ẩn ý rằng cuộc chiến sẽ có một cái kết mở, nhưng không ai ngờ rằng đây lại là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ.

“Dù các cuộc không kích của chúng ta hiện đang nhắm vào Taliban và những kẻ khủng bố nước ngoài hoặt động tại Afghanistan, nhưng mục tiêu thực sự còn nhiều hơn thế. Mục tiêu của chúng ta là tiêu diệt những kẻ khủng bố và những thế lực hỗ trợ, ủng hộ cho chúng”, cwuju Bộ trưởng Rumsfeld tuyên bố trước báo giới. Ông nhấn mạnh rằng đây là cuộc chiến chống khủng bố ở quy mô toàn cầu chứ không chỉ riêng ở Afghanistan.

Tuy nhiên, ngay cả khi cuộc chiến chống khủng bố đã kết thúc, chiến tranh tại Afghanistan vẫn tiếp diễn trong một thời gian dài ngay cả khi chiến thắng đã nằm ngoài tầm với.

Theo AP
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.