Nỗi lo khủng bố nhà nước Hồi giáo IS trở về Đông Nam Á

Ở nơi cách xa quê nhà hàng ngàn kilomet, hàng trăm tay súng nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đến từ Malaysia và Indonesia đang bị giam trong các nhà tù ở Syria từ khi IS sụp đổ vào đầu năm nay.
Thổ Nhĩ Kỳ đang triển khai chiến dịch tấn công vào đông bắc Syria. (Ảnh: EPA)
Thổ Nhĩ Kỳ đang triển khai chiến dịch tấn công vào đông bắc Syria. (Ảnh: EPA)

Những nhà tù đó đang giữ khoảng 12.000 tay súng, trong đó có khoảng 2.000 đối tượng đến từ các nước ngoài Iran và Syria. Số phận những tay súng đó đang trở thành mối bận tâm lớn khi quân Thổ Nhĩ Kỳ triển khai chiến dịch tiến vào nước láng giềng Syria.

Những nhà tù đó được canh giữ bởi phiến quân người Kurd ở đông bắc Syria. Họ đã chiến đấu với cả IS lẫn quân chính phủ trong cuộc nội chiến kéo dài 8 năm qua ở Syria.

Người Kurd đóng vai trò to lớn trong nỗ lực đánh bại IS cùng với Các lực lượng dân chủ Syria (SDF), một liên minh gồm những chiến binh Ả-rập và người Kurrd được Mỹ, Anh và Pháp hỗ trợ.

Nhưng trong một quyết định đột ngột đưa ra tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ rút quân khỏi khu vực này, mở đường cho Ankara lấp vào chỗ trống.

Các chuyên gia chống khủng bố cũng như Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng tình thế hiện nay có thể giúp tù nhân IS chạy trốn. Trước tình hình đó, chính quyền Malaysia và Indonesia đang rất lo ngại. Malaysia có 65 công dân, còn Indonesia có “vài trăm” người đang ở Syria, theo các chuyên gia chống khủng bố.

Tại một hội nghị thượng đỉnh vào thứ 6 vừa qua với các lãnh đạo Trung Á, ông Putin nói: “Giờ khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến vào và người Kurd đang bỏ lại các trại, tù nhân chắc chắn sẽ thoát ra”.

Trước đó, khi được hỏi về nguy cơ tù nhân IS trốn chạy, ông Tủmp nói rằng những phần tử nguy hiểm nhất đã được chuyển đi nơi khác.

Còn những đối tượng khác, ông nói: “Ồ, họ sẽ trốn đến châu Âu”, Tổng thống Mỹ nói.

Sáng qua, một quả bom xe phát nổ gần nhà tù đang giam giữ tù nhân IS, buộc SDF phải tăng cường lực lượng ở đó để ngăn tù nhân iS trốn chạy, theo thông tin từ Tổ chức quan sát nhân quyền Syria, trụ sở tại Anh.

Ông Ahmet Yayla, trợ lý giáo sư ngành tư pháp hình sự tại ĐH DeSales ở Mỹ, nói rằng tình hình mong manh ở đông bắc Syria hiện nay tạo cơ hội cho các tay súng IS chạy trốn.

Người Kurd chỉ có 400 người đang canh gác 12.000 tù nhân, và lực lượng của họ càng bị kéo căng khi phải khối phó với chiến dịch tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.

“Nếu 12.000 tù nhân đó tỗi dậy, họ có thể dễ dàng đánh bại đội canh gác” ông Yayla cảnh báo.

Ông Yayla nói rằng một vụ cố vượt ngục đã xảy ra hôm thứ Tư vừa qua.

Ngoài những phần tử IS đang bị giam, khoảng 70.000 vợ con những tù nhân đó đang bị giữ trong các trại. Một số người trước đó đã tấn công và làm bị thương lính canh.

Ở Malaysia và Indonesia, các quan chức an ninh lo ngại người của họ có thể trở về âm thầm.

“Có khả năng chúng sẽ trốn được rồi đến một nước thứ ba trước khi trở về Malaysia. Nếu trở về, chúng chắc chắn sẽ tuyển thêm người để thực hiện các vụ tấn công”, ông Ayob Khan Mydin Pitchay, người đứng đầu bộ phận chống khủng bố của lực lượng cảnh sát đặc biệt Malaysia, nói.

“15 tay súng trong số 65 người Malaysia (ở miền bắc Syria) đang bị giam giữ trong tù”, ông Ayob nói.

Trong số còn lại, 40 đối tượng gồm cả phụ nữ và trẻ em muốn trở về, ông cho biết.

Cảnh sát Malaysia cho biết đến nay đã có 11 người Malaysia trở về và 8 người trong số đó đã bị kết án các tội danh liên quan đến khủng bố.

Một quan chức chống khủng bố của Indonesia cho biết có hàng trăm công dân nước này, bao gồm phụ nữ và trẻ em, đang ở Syria.

“Nếu họ trở về bằng những con đường trái phép, sẽ rât khó để chúng tôi phát hiện. Họ trở về có thể làm sống lại những mạng lưới khủng bố địa phương”, vị quan chức giấu tên nói.

Hai năm trước, Indonesia cho hồi hương 18 công dân và những người này đều phải trải qua một chương trình giáo dục ngắn, và 3 người trong đó bị đưa ra xét xử vì các hoạt động khủng bố.

Cũng có công dân đang ở trong các nhà tù ở Syra, Úc gần đây thông qua luật cho phép chính phủ cấm bất kỳ ai trên 14 tuổi và bị nghi ngờ liên quan đến khủng bố quay về nước trong vòng 2 năm.

GS Zachary Abuza, công tác tại ĐH chiến tranh ở Washington, là một chuyên gia về khủng bố và nghiên cứu Đông Nam Á, nói rằng một số tù nhân Malaysia và Indonesia ở Syria là những đối tượng dày dạn kinh nghiệm chiến trường và có kinh nghiệm chế tạo bom.

“Tất cả những người này khi trở về nước ở Đông Nam Á cần được kiểm soát chặt chẽ”, ông Abuza nói.

Ông cho rằng cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria tạo nên cú hích lớn đối với lực lượng Hồi giáo cực đona.

“Đó là cơ hội vàng cho IS khi người Kurd thông báo sẽ dừng chiến dịch tấn công chúng. Nó sẽ giúp những kẻ cầm đầu IS xây dựng lại lực lượng”, ông Abuza nói.

Theo SCMP
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?