OECD cảnh báo nguy cơ AI tạo sinh làm gia tăng bất bình đẳng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Theo một báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh sẽ tác động khác nhau đến thị trường việc làm địa phương ở các nước thành viên, làm trầm trọng thêm khoảng cách thu nhập và năng suất giữa thành thị và nông thôn hiện nay, cũng như khoảng cách số giữa các khu vực.
OECD cảnh báo nguy cơ AI tạo sinh làm gia tăng bất bình đẳng ảnh 1
Robot trí tuệ nhân tạo vẽ tranh tại Hội nghị Cấp cao Toàn cầu về Những Triển vọng Tốt đẹp từ AI, ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 30/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Báo cáo “Tạo việc làm và Phát triển kinh tế địa phương năm 2024” lưu ý sau 1 thập kỷ tăng trưởng việc làm, hơn 1/2 số khu vực OECD đạt tỷ lệ việc làm trên 70% vào năm 2023, với nhiều phụ nữ tham gia lực lượng lao động hơn, thu hẹp khoảng cách giới tính trong lực lượng lao động tại 84% số nước thành viên.

Tuy nhiên, bùng nổ việc làm cũng dẫn đến tình trạng thiếu hụt và tạo khoảng cách lao động theo khu vực, đặc biệt là ở các khu vực đô thị đông dân như Lombardy (Italy) và Hamburg (Đức), cũng như ở các khu vực đang phải vật lộn với tình trạng suy giảm dân số và già hóa.

Tổng thư ký OECD Mathias Cormann cảnh báo mặc dù AI có tiềm năng giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động và thúc đẩy năng suất, song có thể làm trầm trọng thêm khoảng cách số tùy theo khu vực. Đơn cử ở các khu vực thành thị như Stockholm (Thụy Điển) và Prague (CH Séc), khoảng 45% số người lao động có công việc tiếp xúc với AI tạo sinh, trong khi con số này ở các vùng nông thôn như Cauca (Colombia) chỉ là 13%.

Theo báo cáo, các khu vực trước đây được coi là có nguy cơ tự động hóa tương đối thấp hiện nằm trong số những khu vực tiếp cận nhiều nhất với AI.

Theo ông Cormann, để tận dụng tối đa lợi ích của AI, các nhà hoạch định chính sách cần tập trung vào cơ sở hạ tầng số, cải thiện khả năng hiểu biết về số và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đảm bảo rằng lợi thế của AI tiếp cận được tất cả các khu vực, đồng thời giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt kỹ năng tại địa phương.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
(Ngày Nay) - Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024).