Olympic 2020 – Thế vận hội có nhiều vận động viên công khai là người LGBTIQ nhất từ trước tới nay

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thế vận hội Tokyo 2020 có tất cả 175 vận động viên đã công khai là người thuộc cộng đồng LGBTIQ+. Con số này nhiều gấp 3 lần Thế vận hội Rio 2016 và nhiều hơn tất cả các Thế vận hội khác cộng lại.
Số lượng vận động viên LGBTQ ở Olympic Tokyo cũng nhiều hơn số vận động viên công khai giới tính đã tham gia tất cả các Thế vận hội Olympic trước đó cộng lại.
Số lượng vận động viên LGBTQ ở Olympic Tokyo cũng nhiều hơn số vận động viên công khai giới tính đã tham gia tất cả các Thế vận hội Olympic trước đó cộng lại.

Theo thống kê của tạp chí Outsports, ít nhất 175 vận động viên (VĐV) thuộc 27 quốc gia và thi đấu tại 30 bộ môn khác nhau tại Tokyo 2020 đã công khai thuộc cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới. Con số này nhiều hơn gấp ba lần số VĐV công khai giới tính tại Thế vận hội Rio 2016.

Theo thống kê, con số VĐV công khai tại các kỳ Olympic trước đó lần lượt là 23 vận động viên tại Thế vận hội Lodon 2012 và 56 vận động viên tại Thế vận hội Rio 2016. Sự gia tăng lớn về số lượng VĐV công khai giới tính thật của bản thân đã phản ánh việc xã hội dần có cái nhìn cởi mở hơn về cộng đồng LGBTQ trong thể thao.

VĐV bơi lội người Canada Markus Thormeyer từng không công khai là đồng tính nam khi thi đấu tại Thế vận hội Rio 2016. Mãi đến Thế vận hội Tokyo 2020, anh mới mở lòng: “Tôi rất hạnh phúc khi đấu tại Thế vận hội với tư cách một VĐV đồng tính đã công khai và được chấp nhận. Đây là một điều vô cùng tuyệt vời”

“Tôi đã trút bỏ được gánh nặng và dành toàn tâm trí để thi đấu cùng với những người giỏi nhất tại Thế vận hội lần này. Việc công khai và được chấp nhận cho thấy cộng đồng LGBTQ đã có những bước phát triển tích cực trong việc hòa nhập vào thể thao. Tôi hy vọng rằng bằng cách thể hiện tốt nhất, tôi có thể cho cộng đồng LGBTQ thấy rằng chúng ta không hoàn toàn đơn lẻ. Cho dù là người đồng tính, song tính hay chuyển giới, chúng ta sẽ đạt được bất cứ điều gì, chỉ cần có đâm mê và nỗ lực hết sức." - Elissa Alarie, cầu thủ bóng bầu dục đội tuyển Canada chia sẻ.

Elissa Alarie đã liên hiện để công khai bản thân trên tạp chí Outsports và tiết lộ thêm 3 đồng đội khác cũng là người thuộc cộng đồng LGBTIQ.

“Lớn lên ở một thị trấn nhỏ Quebec ở Pháp, tôi chưa từng biết về một người LGBTQ hoặc VĐV nào công khai cho đến khi lớn lên.” - Alarie chia sẻ thêm. “Tôi hy vọng việc công khai và sự hiện dịện của các VĐV thuộc cộng đồng LGBTQ sẽ mang lại cảm hứng cho những người trẻ tuổi và khuyến khích cộng đồng LGBTQ hòa nhập hơn tại các Thế vận hội sau”.

Đoàn thể thảo Olympic Mỹ có nhiều VĐV công khai nhất tại Thế vận hội này, với hơn 30 VĐV. Tiếp theo đó là tuyển Olympic Canada với 17 VĐV, tuyển Olympic Anh với 16 VĐV, tuyển Olympic Hà Lan với 16 VĐV, tuyển Olympic Brazil với 14 VĐV, tuyển Olympic Úc với 12 VĐV và tuyển Olympic New Zealand với 10 VĐV.

Số lượng VĐV nữ công khai nhiều gấp 8 lần số VĐV nam. Nhiều nhất là môn bóng đá nữ với hơn 40 cầu thủ.

Trong 175 VĐV công khai tại Thế vận hội lần này, tất cả đều đã trực tiếp thông báo trên báo chí và các kênh truyền hình hoặc phương tiện mạng xã hội cá nhân như Instagram, Facebook, Twitter. Mạng xã hội đã mang đến cho các VĐV một không gian cởi mở, nơi họ có thể tự do chia sẻ về cuộc sống và công khai giới tính với những người hâm mộ.

Nhà sử học nghiên cứu cộng đồng LGBT Tony Scupham-Bilton, người điều hành blog The Queerstory Files, đã biên soạn danh sách các VĐV công khai giới tính của mình trong Thế vận hội Tokyo 2020. VĐV Paralympics tới đây cũng sẽ được cập nhật thêm vào danh sách này.

Theo Outsports
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.