Những gương mặt đầu tiên đại diện cho cộng đồng người chuyển giới tại Thế vận hội Olympic

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Người chuyển giới tham gia vào thi đấu thể thao vẫn luôn gây ra nhiều tranh cãi, một nửa lo sợ điều này sẽ đe dọa tính công bằng của các môn thể thao nữ, nửa còn lại coi đây là sự công nhận quyền lợi của nhóm chuyển giới. Nhiều người hâm mộ có thể quay lưng với họ, nhưng các vận động viên không thể chối bỏ con người thật của chính mình. Tokyo 2020 được xem là một bước ngoặt lớn khi trở thành Thế vận hội đầu tiên cho phép sự tham gia thi đấu của cộng đồng này. 

Tài liệu do Mạng lưới người chuyển giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APTN) và Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) xây dựng cùng các đối tác đã nêu rõ những người chuyển giới là người cảm thấy giới tính thật của họ khác với giới tính khi sinh ra. Người chuyển giới không nhất thiết phải phẫu thuật can thiệp để có giới tính thật của mình, họ chỉ cần được công nhận và không phải hứng chịu sự kì thị, chỉ trích từ các cộng đồng xung quanh.

1. Rebecca Catherin Quinn (26 tuổi), người chuyển giới – Đội tuyển bóng đá nữ Canada

Những gương mặt đầu tiên đại diện cho cộng đồng người chuyển giới tại Thế vận hội Olympic ảnh 1

Tháng 09/2020, Quinn đã công khai mình là người chuyển giới trên mạng xã hội Instagram.

Quinn đã chơi cho đội tuyển bóng đã nữ Canada kể từ năm 2014, khi mới 18 tuổi. Tiền vệ này đã cùng đội tuyển của mình tham dự World Cup 2015, giành huy chương đồng ở Olympic Rio 2016. Gần đây nhất, Quinn cùng đồng đội đã đạt được huy chương bạc tại giải vô địch bóng đá nữ Concacaf 2018 sau khi chịu thất bại trước đội tuyển Mỹ trong trận chung kết. Rebecca Quinn đã có cả thảy 57 lần ra sân cho Canada.

Tháng 09/2020, Quinn đã công khai mình là người chuyển giới trên mạng xã hội Instagram. Trang chủ của Olympic cũng ghi nhận Quinn là người phi nhị nguyên (non-bionary), người không muốn được định dạng giới là nam hoặc nữ, và dùng danh xưng trung tính là 'họ' (them/they), thay vì danh xưng có giới như 'cô ấy', 'anh ấy'.

Quinn từng là sinh viên ngành Sinh học tại Đại học Duke, Bắc Carolina, Hoa Kỳ. Sau đó, Quinn trở thành thành viên ban điều hành trại hè của Đại học Duke như một phần của tổ chức Athlethe Ally, tổ chức phi lợi nhuận hoạt động với mục tiêu chấm dứt việc kỳ thị người đồng tính và chuyển giới trong thể thao.

Quinn cũng từng tham gia tổ chức “Trận đấu tự hào” cho đội bóng Đại học Duke, sự kiện nhằm thúc đẩy sự hiện diện của vận động viên đồng tính, song tính và chuyển giới.

“Tôi mong có thể tạo ra ảnh hưởng trong cộng đồng LGBTQ và tôi đang làm điều đó bằng cách chơi bóng.” – Quinn chia sẻ trên báo CBC vào năm 2020.

2. Smith Alana (21 tuổi), người chuyển giới – Đội tuyển trượt ván Hoa Kỳ

Những gương mặt đầu tiên đại diện cho cộng đồng người chuyển giới tại Thế vận hội Olympic ảnh 2

“Tôi chỉ muốn được biết đến như một vận động viên trượt ván.”

Alana bắt đầu bộ môn trượt ván vào năm 8 tuổi và ngay lập tức thể hiện tài năng thiên phú khi bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp lúc 9 tuổi ở bang Arizona, Hoa Kỳ. Năm 2013, Alana trở thành người giành huy chương trẻ nhất lịch sử khi đạt được tấm huy chương bạc tại X Games 2013 ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ngay sau đó, tại Cuộc thi Exposure Pro Vert ở San Diego, Hoa Kỳ, Alana đã làm nên lịch sử khi là người đầu tiên chiến thắng giải thưởng McTwist trong một cuộc thi dành cho nữ. Trang chủ của Olympic cũng ghi nhận Alana là người phi nhị nguyên khi để danh xưng là 'họ' thay vì 'cô ấy', 'anh ấy'.

"Trượt ván mang lại cho bạn không gian để có thể là chính mình và nỗ lực hết sức khi thi đấu. Tôi không muốn được biết đến là một nữ vận động viên trượt ván giỏi. Tôi chỉ muốn được biết đến như một vận động viên trượt ván mà thôi. Khi ai đó tạo ra sự khác biệt thì giới tính không còn là vấn đề.” – Alana chia sẻ trên ESPN vào năm 2013.

3. Chelsea Wolfe (27 tuổi), người chuyển giới nữ - Dự bị Đội tuyển xe đạp địa hình tự do Hoa Kỳ

Những gương mặt đầu tiên đại diện cho cộng đồng người chuyển giới tại Thế vận hội Olympic ảnh 3
"Sẽ luôn có một nơi dành cho bạn.”

Chelsea bắt đầu với môn đua xe đạp địa hình từ năm 6 tuổi và đã thi đấu ở tất cả các cấp tiểu bang đến quốc gia. Vào năm 2016, cô bắt đầu thi đấu xe đạp địa hình tự do, khi nhận được thông báo rằng môn thể thao này sẽ được đưa vào Thế vận hội Tokyo 2020. Năm 2019, cô đạt vị trí thứ ba tại hai giải đấu lớn là Giải vô địch xe đạp địa hình Hoa Kỳ và Giải vô địch xe đạp địa hình Liên châu Mỹ.

Trên Facebook cá nhân, Chelsea Wolfe cũng giới thiệu mình là nhà hoạt động vì quyền người đồng tính, song tính và chuyển giới. “Dù bạn có giới tính gì thì bạn luôn là một phần của thế giới này, và bạn xứng đáng được tồn tại. Sẽ luôn có một nơi dành cho bạn.” – Cô chia sẻ trên trang chủ của Giải vô địch đua xe đạp địa hình Hoa Kỳ.

4. Laurel Hubbard (43 tuổi), người chuyển giới nữ - Đội tuyển cử tạ nữ New Zealand

Những gương mặt đầu tiên đại diện cho cộng đồng người chuyển giới tại Thế vận hội Olympic ảnh 4
"Giờ đây, tôi sẵn sàng đương đầu với tất cả áp lực của những kẻ kì thị người chuyển giới."

Laurel Hubbard có giới tính nam khi mới sinh nhưng trong thâm tâm, cô luôn biết mình là nữ. Cô đã thi đấu ở các hạng mục cử tạ nam cấp quốc gia khi còn ở tuổi thiếu niên cho đến những năm đầu tuổi đôi mươi.

Ở tuổi 23, cô bỏ cử tạ, nhưng trở lại với môn thể thao này sau khi đã can thiệp chuyển đổi để trở thành một phụ nữ ở độ tuổi ngoài 30 và bắt đầu thi đấu quốc tế với tư cách nữ vận động viên từ năm 2017. Cô đã đoạt huy chương bạc tại giải vô địch thế giới 2017 và huy chương vàng tại Thế vận hội Thái Bình Dương 2019 ở Samoa. Hubbard cũng là vận động viên đã can thiệp chuyển giới đầu tiên tham dự một kỳ Olympic. Trang chủ của Thế vận hội Tokyo 2020 cũng ghi nhận cô là giới tính nữ.

"Thế giới đã thay đổi và tôi cảm thấy mình đang ở một nơi mà tôi có thể tự do rèn luyện và cạnh tranh. Giờ đây, tôi sẵn sàng đương đầu với tất cả áp lực của những kẻ kì thị người chuyển giới." – Hubbard chia sẻ trên báo CNN vào năm 2017. Ngày 2/8 tới đây, cô sẽ thi đấu tại bảng A bộ môn cử tạ nữ hạng cân trên 87kg.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?