Ông lớn hàng tiêu dùng Unilever từ chối 'bán mình' giá 143 tỷ USD

(Ngày Nay) - Vụ sáp nhập có tổng trị giá lên đến 143 tỷ USD gây xôn xao giới kinh doanh toàn cầu đã chính thức lùi vào dĩ vãng khi nhà sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới Unilever đã chính thức từ chối lời đề nghị mua lại từ tập đoàn Kraft Heinz.
Việc Unilever từ chối bán mình đã giáng một đòn khá mạnh vào Kraft khi tập đoàn này đang phải vật lộn với tình trạng sụt giảm doanh số tại Hoa Kỳ và châu Âu.
Việc Unilever từ chối bán mình đã giáng một đòn khá mạnh vào Kraft khi tập đoàn này đang phải vật lộn với tình trạng sụt giảm doanh số tại Hoa Kỳ và châu Âu.

Trong một tuyên bố ngắn gọn đưa ra hôm 19/2, phát ngôn viên của tập đoàn Kraft Heinz cho biết, “đã đồng ý rút lại đề nghị mua Unilever với giá 143 tỉ USD”.

“Kraft muốn hợp tác trên cơ sở hữu nghị. Tuy nhiên, sau khi Unilever bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng không muốn sáp nhập, chúng tôi đã lịch sự rút lại lời đề nghị để cả 2 công ty có thể tập trung vào những kế hoạch độc lập của riêng mình. Kraft hết sức tôn trọng văn hóa kinh doanh, chiến lược và cách thức lãnh đạo của Unilever”, phát ngôn viên của Kraft nói.

Trước đó, nhà sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới Unilever đã từ chối lời đề nghị của Kraft với lí do 2 tập đoàn có mô hình kinh doanh khác nhau nên thỏa thuận này không có ý nghĩa chiến lược.

Trong khi Unilever có tham vọng tăng trưởng doanh thu trong lĩnh vực chăm sóc nhà cửa và dịch vụ cá nhân thì Kraft lại tập trung vào việc cắt giảm chi phí để tăng thu nhập.

Việc Unilever từ chối bán mình đã giáng một đòn khá mạnh vào Kraft khi tập đoàn này đang phải vật lộn với tình trạng sụt giảm doanh số tại Hoa Kỳ và châu Âu – nơi người tiêu dùng đang chuyển dần từ mua thức ăn chế biến sẵn sàng mua thức ăn tươi.

Đối với Unilever, việc rút lui khỏi thỏa thuận mua bán với Kraft được coi là “một chiến thắng lớn”, Giám đốc điều hành Paul Polman cho biết. “Việc Kraft chú trọng vào cắt giảm chi phí sản xuất có thể sẽ gây tổn hại đến thương hiệu Unilever, khiến người tiêu dùng nghĩ rằng Unilever thiếu kinh nghiệm trong việc sản xuất hàng gia dụng.”

Theo ông Paul Polman, dù rằng lợi nhuận vẫn đóng vai trò quan trọng, nhưng Unilever muốn bảo vệ danh tiếng của mình bằng cách thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững, bao gồm cả nỗ lực bảo vệ môi trường và nhân quyền.

Hiện Kraft Heinz là 1 trong những hãng thực phẩm lớn nhất của Mỹ với doanh thu gần 27 tỷ USD/năm trong khi Unilever là tập đoàn hàng tiêu dùng đứng thứ 3 thế giới về doanh thu. Thương vụ của Kraft và Unilever (nếu xảy ra) được coi là vụ sáp nhập lớn thứ 3 trong lịch sử.

Theo Tiền Phong
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).