Phân xử thế nào nếu hai ứng viên Tổng thống Mỹ ngang bằng số phiếu bầu?

Năm 1800, hai ứng viên Thomas Jefferson và Aaron Burr nhận được số phiếu Đại cử tri bằng nhau, Hạ viện Mỹ bị chia rẽ sâu sắc phải vào cuộc chọn ra người chiến thắng.

Cuộc bầu cử Tổng thống thứ 59 của nước Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 3/11/2020, cùng ngày với các cuộc bầu cử Quốc hội (33 ghế Thượng viện và tất cả 435 ghế Hạ viện), và địa phương (11 vị trí Thống đốc).

Đây là một cuộc bầu cử gián tiếp, khi các cử tri bỏ phiếu bầu chọn các Đại cử tri, và dựa trên kết quả tại khu vực mà họ đại diện, ngày 14/12/2020, các Đại cử tri (Cử tri đoàn) này trực tiếp bầu chọn Tổng thống và Phó Tổng thống mới hoặc tái chọn những người đương nhiệm.

Năm 1800, khi phiếu các Đại cử tri bầu Tổng thống lần thứ tư trong lịch sử Hoa Kỳ được kiểm, một tình huống bất ngờ đã phát sinh: cả 2 ứng viên đã không phân thắng - bại, nhận được đúng 73 phiếu, trở thành trường hợp có một không hai đầu tiên (và duy nhất, cho đến nay) trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ.

Rất may, Hiến pháp Mỹ có dự phòng cho các cuộc bầu cử với kết quả hy hữu “kẻ năm lạng, người nửa cân”, được quy định trong Điều II, Phần 1: “Nếu có nhiều hơn 1 người chiếm được đa số và có số phiếu bầu bằng nhau, thì Hạ viện sẽ lập tức bằng 1 lá phiếu, chọn 1 trong số họ cho cương vị Tổng thống".

Phân xử thế nào nếu hai ứng viên Tổng thống Mỹ ngang bằng số phiếu bầu? ảnh 1

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầy kịch tính năm 1800 (tiểu bang gạch nghiêng - ủng hộ Burr, chấm chấm - ủng hộ Jefferson; trắng - bỏ phiếu trắng). - Nguồn: History.com

Nhưng sự việc cũng không đơn giản như người ta tưởng. Hạ viện bị chia rẽ gay gắt đã bế tắc 36 lần trước khi chung cuộc chọn Thomas Jefferson là người chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1800. Và quá trình đó đã để lại một loạt vấn đề với Cử tri đoàn mà chỉ có thể được khắc phục bằng một bản sửa đổi Hiến pháp, còn được gọi là Tu chính án.

Các đảng phái chính trị “lệch pha” với Cử tri đoàn

Những người xây dựng Hiến pháp hy vọng các đảng phái chính trị sẽ không cần hạn chế quyền hạn của chính phủ liên bang, nhưng các ứng cử viên Tổng thống bắt đầu liên kết thành các phe phái chính trị ngay từ cuộc bầu cử năm 1796 - lần đầu tiên sau cuộc bầu cử George Washington. Gần như ngay lập tức, sự tồn tại của các đảng phái chính trị đối nghịch nhau đã gây ra những cơn đau đầu cho hệ thống Cử tri đoàn.

Trong 4 cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, mỗi Đại cử tri bỏ hai phiếu bầu Tổng thống. Ứng cử viên giành được đa số phiếu của Cử tri đoàn là Tổng thống và người về nhì là Phó Tổng thống.

Trớ trêu thay, trong cuộc bầu cử năm 1796, John Adams thắng cử Tổng thống và người về đích ở vị trí thứ hai là đối thủ chính trị của Adams - chính Thomas Jefferson, người đã trở thành Phó Tổng thống của ông.

Phân xử thế nào nếu hai ứng viên Tổng thống Mỹ ngang bằng số phiếu bầu? ảnh 2

Thomas Jefferson được Hạ viện Mỹ chọn làm Tổng thống khi hai ứng viên có số phiếu Đại cử tri bằng nhau. - Nguồn: wikipedia.org

Theo Robert Alexander - giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Bắc Ohio, đồng thời là tác giả cuốn “Quyền đại diện và Cử tri đoàn”, “đó là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Cử tri đoàn do những người sáng lập tạo ra đã không hoạt động như dự kiến”.

Mối quan hệ ràng buộc giữa hai ứng cử viên từ cùng một chính đảng

Kết quả không phân thắng bại trong cuộc bầu cử năm 1800 đã tạo ra một tiền lệ mà Cử tri đoàn cần phải giải quyết và phải được hoàn thiện. Trước năm 1800, 2 đảng chính trị là đảng Liên bang và đảng Dân chủ-Cộng hòa, có ảnh hưởng lớn đối với các Đại cử tri - những người cam kết bỏ phiếu cho nhóm ứng cử viên được đảng của mình lựa chọn kỹ lưỡng.

Alexander nói, “các ứng cử viên cho chức Tổng thống đã chạy như một chiếc vé. Điều đó đã tạo ra vấn đề khi các Đại cử tri cam kết với Đảng Dân chủ-Cộng hòa bỏ 1 phiếu cho 1 trong số mỗi cặp ứng cử viên trên lá phiếu. Kết quả là tỷ số hòa 73-73 giữa Thomas Jefferson và người cùng chạy đua vào Nhà Trắng của ông - Aaron Burr, cả hai đều là người của đảng Dân chủ-Cộng hòa".

Trong khi đó, ứng cử viên của đảng Liên bang đương nhiệm John Adams chỉ nhận được 65 phiếu bầu. Theo Hiến pháp, một phán quyết về kết quả bầu cử sẽ thuộc về Hạ viện, nơi mỗi bang bỏ 1 lá phiếu để chọn người chiến thắng trong số 2 ứng cử viên ngang sức ngang tài. Vì vậy, Adams đã bị loại khỏi cuộc chạy đua và Burr, người chạy đua với Jefferson, lẻ ra bị loại, lại không.

Phân xử thế nào nếu hai ứng viên Tổng thống Mỹ ngang bằng số phiếu bầu? ảnh 3

Andrew Jackson - người có được đa số phiếu của Đại cử tri và đa số phiếu phổ thông nhưng vẫn không được ngồi vào ghế Tổng thống năm 1824; về sau, trở thành Tổng thống thứ bảy của Mỹ. - Nguồn: wikipedia.org

Những người theo đảng Liên bang buộc ở trong tình thế khó xử khi chọn ra một Tổng thống từ 2 ứng cử viên của đối phương. Các nhà lãnh đạo đảng Liên bang như Alexander Hamilton ghét chính sách của Jefferson, nhưng họ cũng không tin tưởng người cơ hội như Burr. Pennsylvania và Virginia bắt đầu huy động dân quân để đề phòng sự bế tắc có gây ra một cuộc nội chiến. Phải mất 36 lần bỏ phiếu liên tiếp tại Hạ viện trước khi Jefferson được chọn làm Tổng thống và thảm họa đã được ngăn chặn trong gang tấc.

Tu chính án thứ 12: Một phiếu bầu cho Tổng thống, một phiếu bầu cho Phó Tổng thống

Trục trặc trong cuộc bầu cử năm 1800 đã chứng minh hệ thống Cử tri đoàn lúc đó không sẵn sàng về mọi mặt cho việc bỏ phiếu theo đường lối đảng phái. Ngay trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống năm 1804, Quốc hội đã thông qua và các bang phê chuẩn Tu chính án thứ 12, theo đó, các Đại cử tri bỏ 1 lá phiếu cho Tổng thống và 1 lá phiếu thứ hai cho Phó Tổng thống.

“Mặc dù Đại cử tri đoàn là một trong những tổ chức gây tranh cãi nhất được tạo ra bởi những nhà lập pháp, đã có hơn 700 nỗ lực để sửa đổi hoặc loại bỏ nó, nhưng chỉ một số nỗ lực trong số đó đã có kết quả, và Tu chính án thứ 12 là đầu tiên trong số đó đã thực sự góp phần thay đổi đáng kể hoạt động của Cử tri đoàn”, Alexander nói.

Ngoài việc tạo ra các lá phiếu riêng biệt cho Tổng thống và Phó Tổng thống, Tu chính án thứ 12 cũng giới hạn việc ứng cử viên Tổng thống có thể được bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử dự phòng (lần bổ sung) tại Hạ viện. Tu chính án thứ 12 quy định rằng, nếu không có ứng cử viên nào giành được đa số phiếu Đại cử tri, cuộc bầu cử sẽ được chuyển đến Hạ viện, nhưng chỉ ba người có được số phiếu Đại cử tri cao nhất được đưa ra để lựa chọn.

Andrew Jackson thất bại trong cuộc bầu cử vì vụ “mặc cả tham nhũng”

Điều khoản có vẻ như vô hại của Tu chính án thứ 12 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 1824, khi 4 ứng cử viên nhận được đa số phiếu Đại cử tri, từ chối để Andrew Jackson - người có số phiếu cao nhất tuyên bố chiến thắng trong cuộc chạy đua ghành ghế Tổng thống.

Phân xử thế nào nếu hai ứng viên Tổng thống Mỹ ngang bằng số phiếu bầu? ảnh 4

Cuộc đua chưa đến hồi kết giữa đương kim Tổng thống Trump và Cựu Phó Tổng thống Biden năm nay vẫn chứa nhiều ẩn số và khó dự đoán. - Nguồn: dkoding.in

Bởi vì chỉ có 3 ứng cử viên nhận được số phiếu bầu cao nhất được chuyển sang cuộc bầu cử dự phòng tại Hạ viện, người có số phiếu bầu nhiều thứ tư, Henry Clay, đã bị loại. Nhưng Clay, người là đương kim Chủ tịch Hạ viện vào thời điểm đó, bị cáo buộc đã sử dụng ảnh hưởng của mình để giúp John Quincy Adams được bầu thay vì Jackson.

Khi Jackson - người cũng giành được đa số phiếu phổ thông - biết rằng Adams bổ nhiệm Clay làm Ngoại trưởng của mình, đã phát điên trước cái mà ông coi là "mặc cả tham nhũng" trắng trợn để đánh cắp Nhà Trắng. Theo Alexander, “Jackson có điều đặc biệt là ứng cử viên Tổng thống duy nhất nhận được đa số phiếu của Đại cử tri và đa số phiếu phổ thông và vẫn không được ngồi vào ghế Tổng thống”.

Chỉ còn hơn 3 tuần nữa là tới cuộc bầu cử lịch sử 2020, đương kim Tổng thống Trump đang mất dần ưu thế tại một số cuộc thăm dò gần đây. Cựu Phó Tổng thống Biden hiện đang gia tăng cách biệt đáng kể với Trump khi dẫn trước lần lượt 16 và 14 điểm trong các cuộc thăm dò của CNN/SSRS và NBC News/Wall Street Journal, 9 điểm trong cuộc thăm dò của New York Times, thậm chí 10 điểm trong cuộc thăm dò dư luận mới nhất, theo Rasmussen Reports.

Còn nhớ, 4 năm trước, Donald Trump đã vượt qua những khoảng cách tương tự và đánh bại bà Hillary Clinton. Liệu lần này lịch sử có lặp lại, hoặc phải cần đến Hạ viện gọi tên người chiến thắng?

Theo VOV
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.