Tin tức trên đài CNN cho hay, các nhà khoa học thuộc NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) đã cung cấp những hình ảnh màu đầu tiên của sao Diêm vương cũng như hình ảnh vệ tinh (mặt trăng) lớn nhất của nó, là Charon.
Những bức ảnh màu đầu tiên của sao Diêm vương
Những đốm màu vàng cam của Diêm vương và mặt trăng của nó Charon được tàu thăm dò vũ trụ New Horizons của NASA ‘chớp’ được sau rất nhiều năm thăm dò ngôi sao xa nhất trong Hệ Mặt trời này.
Bức ảnh màu đầu tiên về sao Diêm vương và mặt trăng Charon của nó |
Theo các nhà khoa học của NASA, tàu thăm dò New Horizons sẽ tiếp tục hành trình khám phá những bí mật còn ẩn chứa tại sao Diêm vương cũng như cung cấp các hình ảnh sắc nét, rõ ràng hơn ở những góc chụp độ khác của ngôi sao lùn này.
“Thành quả đầy khả quan của New Horizons sẽ giúp chúng ta có cái nhìn mới về ngôi sao xa xôi này trong tương lai. Điều này cực kỳ có ý nghĩa trong các nghiên cứu của các nhà thiên văn học”, Alan Stern, nhà nghiên cứu chính thuộc dự án tàu thăm dò vũ trụ New Horizons, cho biết.
Xem thêm
1. Trái đất và những khám phá đầy lý thú
2. 5 hội kín bí ẩn nhất thế giới
3. Những câu nói ‘sấm truyền’ của Lão Tử
4. Cuộc đời Conan Doyle và tuyệt phẩm trinh thám Sherlock Holmes
Bắt đầu thực hiện nhiệm vụ thăm dò vũ trụ từ năm 2006, tàu thăm dò New Horizons đã có nhiều đóng góp trong chuyến du hành hơn 4,8 tỷ km của mình.
Và sau gần 5 tỷ km du hành trong vũ trụ, New Horizons đã cung cấp cho chúng ta những hình ảnh màu đầy ấn tượng của ngôi sao xa nhất trong Hệ Mặt trời.
Nhờ đó, những kiến thức và hiểu biết của chúng ta về sao Diêm vương sẽ được mở rộng.
“Hành trình khám phá sao Diêm vương sẽ ngày càng thú vị”, John Grunsfeld, phi hành gia của NASA hồ hởi nói.
Sao Diêm Vương?
Sao Diêm vương có đường kính khoảng 2.253 km, gần bằng ½ chiều rộng của nước Mỹ. Nó cách Mặt trời khoảng 5.793.638.400 km (5,7 tỷ km), gấp 40 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời.
Vành đai Kuiper (ngoài cùng, bên phải) ẩn chứa nhiều bí mật mà các nhà khoa học đang muốn giải mã |
Bằng những phát hiện thêm về sao Diêm vương và các mặt trăng của nó, tàu thăm dò vũ trụ New Horizons sẽ dần làm sáng tỏ về khu vực thứ ba ít được biết đến trong Hệ Mặt trời, gọi là Vành đai Kuiper (KBOs).
Lịch sử thăm dò sao Diêm vương
Sao Diêm Vương đặt ra những thách thức to lớn cho con tàu vũ trụ bởi khối lượng nhỏ và khoảng cách xa từ Trái Đất. Voyager 1 đáng nhẽ đã có thể tới sao Diêm Vương, nhưng những người điều khiển thay vào đó đã chọn một chuyến bay ngang qua vệ tinh Titan của Sao Thổ khiến nó không thể có quỹ đạo ngang qua sao Diêm Vương. Voyager 2 cũng không thể có quỹ đạo hợp lý để tới sao Diêm Vương.
Trước thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 chưa hề có một nỗ lực thực sự nào nhằm thám hiểm sao Diêm Vương. Tháng 8 năm 1992, nhà khoa học Robert Staehle của JPL đã gọi điện cho người phát hiện sao Diêm Vương, Clyde Tombaugh, yêu cầu cho phép viếng thăm hành tinh của ông. "Tôi đã nói rằng ông ta được chào đón ở đó," Tombaugh sau này nhớ lại, "dù ông ta sẽ phải có một chuyến bay dài và lạnh giá.
Dù đã có khoảnh khắc sớm này, năm 2000, NASA đã hủy bỏ phi vụ Pluto Kuiper Express, với các lý do chi phí gia tăng và những chậm trễ trong việc chế tạo phương tiện phóng.
Tàu thăm dò vũ trụ New Horizons có sứ mệnh khám phá sao Diêm vương |
Sau một cuộc chiến chính trị căng thẳng, một phi vụ mới tới Sao Diêm Vương, với cái tên New Horizons, đã được chính phủ Mỹ cung cấp chi phí năm 2003. New Horizons được phóng thành công ngày 19/1/2006.
New Horizons đã chụp những bức ảnh đầu tiên (từ xa, ảnh đen trắng) về sao Diêm vương hồi cuối tháng 9/2006. Các bức ảnh, được chụp từ khoảng cách xấp xỉ 5 tỷ km, xác nhận khả năng thám sát các mục tiêu xa của tàu vũ trụ, khả năng cần thiết để tiến tới gần sao Diêm Vương và các vật thể khác trong Vành đai Kuiper.
Có thể bạn quan tâm: