Bản đồ mới của thiên hà được tạo ra sử dụng dữ liệu từ dự án Sloan Digital Sky Survey-III (SDSS) nghiên cứu 100.000 ngôi sao trong 4 năm. Nghiên cứu này có thể giúp các nhà thiên văn học hiễu rõ hơn các ngôi sao hình thành và di chuyển như thế nào trong thiên hà.
“Chúng tôi có thể đo các đặc tính của gần 70.000 ngôi sao trong thiên hà của chúng ta”, giáo sư thiên văn học Donald Schneider tại trường Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) cho biết. “Công việc này có thể được miêu tả là khảo cổ học thiên hà. Dữ liệu thu được địa điểm, đường di chuyển và thành phần của các ngôi sao”.
Ảnh minh họa cho thấy hai cặp sao (màu xanh và đỏ) có cùng quỹ đạo ban đầu nhưng một ngôi sao trong mỗi cặp đã di chuyển sang quỹ đạo khác. Ảnh: Thư viện SDSS |
Các nhà khoa học đã phát hiện các ngôi sao cũng có đặc tính di cư giống như con người trên Trái đất. Theo kết quả nghiên cứu, khoảng 30% ngôi sao trong thiên hà của chúng ta di chuyển một đoạn đường dài từ nơi chúng hình thành.
Yếu tố quan trọng nhất để tạo ra và phiên dịch bản đồ mới này là đo các nguyên tố hóa học trong bầu khi quyển của các ngôi sao. Từ thành phần hóa học của một ngôi sao, các nhà khoa học có thể biết về nguồn gốc và lịch sử phát triển của nó.
Thông tin hóa học đến từ quang phổ có thể giúp đo được một ngôi sao mất bao nhiêu ánh sáng ở những bước sóng khác nhau. Ngoài ra, bằng cách đọc đường quang phổ của một ngôi sao, các nhà thiên văn học biết được nó được hình thành từ những nguyên tố hóa học nào.
“Quang phổ của các ngôi sao cho chúng ta thấy thành phần hóa học trong thiên hà thay đổi liên tục”, nhà thiên văn học Jon Holtzman, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. Các ngôi sao tạo ra nguyên tố nặng hơn trong lõi của chúng. Nhưng khi các ngôi sao chết, những nguyên tố nặng này trở thành dạng khí và từ đó các ngôi sao tiếp theo được hình thành”.
Xem thêm:
- Con người có thể đến tương lai nếu di chuyển nhanh hơn ánh sáng
- 7 địa danh 'ngoài hành tinh' cực kỳ đẹp trên Trái đất
- Bí ẩn cấu trúc triệu năm 'Con mắt của châu Phi' tại sa mạc Sahara