Phương Tây kêu gọi lệnh trừng phạt Campuchia

(Ngày Nay) - Chính phủ Campuchia đang phải đối mặt với những lời chỉ trích quốc tế sau khi đảng đối lập bị buộc phải giải tán trước thềm cuộc bầu cử khiến EU lên tiếng cảnh báo về 1 lệnh trừng phạt
Ông Kem Sokha, lãnh đạo đảng CNRP bị bắt. Ảnh: AFP
Ông Kem Sokha, lãnh đạo đảng CNRP bị bắt. Ảnh: AFP

Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đã bị Toà án tối cao giải tán vào thứ năm theo yêu cầu của chính phủ của Thủ tướng Hun Sen, người đã có hơn ba thập kỷ cầm quyền tại nước này và cảm thấy vị trí của mình bị đe doạ tại cuộc tổng tuyển cử vào năm sau.

Nhà lãnh đạo CNRP, ông Kem Sokha, đã bị bắt vì tội phản quốc vào ngày 3/9, bị cáo buộc lên kế hoạch lật đổ chính quyền với sự trợ giúp của Mỹ.

Các nhà phê bình cho rằng sự tan rã của CNRP khiến cuộc bầu cử trở nên vô nghĩa bởi nền dân chủ đã bị xóa bỏ, các nước phương Tây đã đầu tư rất nhiều cho Campuchia từ năm 1993 với hi vọng đất nước này sẽ xây dựng nền chính trị đa nguyên sau nhiều thập kỷ chiến tranh.
"Đây là 1 cuộc bầu cử không hợp pháp khi chính đảng đối lập lại bị loại trừ thẳng tay. Nếu Campuchia còn muốn tiếp tục hợp tác và hưởng lợi từ sự trợ giúp của EU thì trước hết vấn đề nhân quyền phải được tôn trọng", phát ngôn viên của Liên minh châu Âu EU cho biết. 

Hiện tại Bộ Ngoại giao Mỹ chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vụ việc.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ John McCain cho hay việc giải tán CNRP có nghĩa là "sẽ không còn tự do và công bằng trong cuộc bầu cử vào năm sau" và kêu gọi Tổng thống Donald Trump áp đặt lệnh trừng phạt đối với Campuchia.

"Chính quyền Trump cần nhanh chóng xử phạt các quan chức cao cấp của chính phủ Campuchia chịu trách nhiệm về việc vi phạm nhân quyền và phá hoại tự do ở Campuchia", ông nói trong một tuyên bố.

Chính phủ Australia cũng rất quan tâm đến việc Đảng Cứu quốc Campuchia bị giải thể và lệnh cấm tham gia các hoạt động chính trị trong vòng 5 năm dành cho các đảng viên. LHQ nói rằng chính phủ Campuchia phải tạo ra một môi trường công bằng cho cuộc bầu cử vào năm sau.

Cho đến nay, các nước phương Tây tỏ ra không muốn áp dụng những biện pháp trừng phạt và phe đối lập đã từ bỏ kêu gọi lệnh trừng phạt để hạn chế ngành xuất khẩu hàng may mặc vì hàng trăm ngàn công nhân phụ thuộc vào ngành này.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của CNRP cho biết họ ủng hộ một số lệnh trừng phạt.

Ông Mu Sochua, phó Chủ tịch Đảng CNRP, nói: "Trừng phạt là động lực tốt nhất để tạo ra một cuộc bầu cử tự do, công bằng và toàn diện".

Trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm thứ Năm, ông Hun Sen nói với người dân Campuchia rằng cuộc bầu cử sẽ tiếp tục "bình thường" và kêu gọi các chính khách của CNRP có thể cấm gia nhập Đảng Nhân dân Campuchia của ông (CPP).

Chính phủ Campuchia vẫn chưa đưa ra lời đáp trả đối với tuyên bố của EU và các nhà phê bình nước ngoài khác.

Theo Reuters

TIN LIÊN QUAN
BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.