Quảng Đức - một dòng gốm cổ độc đáo bị thất truyền

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Gốm Quảng Đức ở Nam Trung bộ từng hiện diện trong đời sống không chỉ ở vùng duyên hải này mà còn có mặt khắp cả nước, hiện được nhiều nhà sưu tập giữ gìn như một giá trị văn hóa.
Quảng Đức - một dòng gốm cổ độc đáo bị thất truyền

Hai nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chúc và Trần Thanh Hưng vừa ấn hành cuốn sách Gốm Nam Trung bộ (NXB Đà Nẵng) với các nghiên cứu từ năm 1993, đồng thời giới thiệu nhiều hình ảnh từ các bộ sưu tầm quý hiếm của dân chơi gốm cổ.

Sau cơn lũ lớn, phát lộ làng gốm cổ 300 năm

Nhắc đến gốm Nam Trung bộ, giới sưu tập biết đến các địa danh có những làng nghề nổi tiếng, như: gốm Châu Ổ - Quảng Ngãi, gốm Gò Sành - Bình Định, gốm Quảng Đức - Phú Yên, gốm Lư Cấm - Khánh Hòa, gốm Chăm - Ninh Thuận, Bình Thuận… Trong quá khứ, những làng gốm này đã cung cấp vật dụng hàng ngày từ cái chén ăn cơm đến bình vôi đựng trầu cho người dân.

“Qua nghiên cứu bước đầu, thời thịnh hành, gốm Quảng Đức (Phú Yên) được bán đi nhiều nơi trong nước, cả người Kinh, người Thượng lẫn các quan Tây ở Cheo Leo, Phú Bổn, Phú Túc, Đắk Lắk, Gia Lai đều tìm mua” - Nhà nghiên cứu Trần Thanh Hưng nêu ví dụ.

Quảng Đức - một dòng gốm cổ độc đáo bị thất truyền ảnh 1
Hai nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chúc (bìa phải) và Trần Thanh Hưng

Nhà nghiên cứu cổ vật Trần Đình Sơn ở TP.HCM cho biết, ông có một số hiện vật gốm Quảng Đức có thơ Nôm tìm được khi nạo vét kênh rạch Sài Gòn những năm sau 1975. Ban đầu, ông không biết chúng thuộc dòng gốm nào, nhưng thấy khá lạ mắt, nhất là sự đa dạng về men màu có dính vỏ sò. Nhà nghiên cứu Đoàn Nam Sinh cũng ở TP.HCM thì kể, khi nạo vét một số kênh rạch ở Sài Gòn cũng phát hiện khá nhiều gốm Quảng Đức. Rõ ràng, dòng gốm này đã từng có một thời gian được tiêu thụ, giao thương không chỉ ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Lúc đầu nhà nghiên cứu Trần Thanh Hưng dự tính chỉ làm sách về dòng gốm Quảng Đức nhưng khi gặp nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chúc (sinh năm 1937), hai ông quyết định mở rộng ra cả khu vực vì theo giao thương các dòng gốm cổ này đã hiện diện khắp mọi miền.

Những dòng gốm cổ Nam Trung bộ của các làng nghề nêu trên hiện có nhiều trong bộ sưu tập tư nhân và cuốn sách Gốm Nam Trung bộ nhận được sự cộng tác của các nhà sưu tầm, nghiên cứu gốm sứ nổi tiếng, như: Lâm Dũ Xênh (Quảng Ngãi), Nguyễn Vĩnh Hảo (Bình Định), Đoàn Phước Thuận (Phú Yên), Mang Tấn Phong (Khánh Hòa), Bùi Văn Thuật (TP.HCM), Nguyễn Văn Tuấn (Lâm Đồng), Võ Minh Luân (Đak Lak)...

Quảng Đức - một dòng gốm cổ độc đáo bị thất truyền ảnh 2

Dù ấp ủ từ năm 1993 nhưng đến khi xuất bản, Gốm Nam Trung bộ chỉ in với số lượng 300 cuốn chủ yếu dành cho giới sưu tập đặt trước và để tặng các bảo tàng

Câu chuyện về gốm còn là câu chuyện của thời gian trôi qua vùng đất này. Ví dụ ba nghệ nhân cuối cùng biết về gốm cổ Quảng Đức là Nguyễn Ky, Nguyễn Dần và Nguyễn Thịnh. Khi nhà nghiên cứu Trần Thanh Hưng đến làng Quảng Đức năm 1993, sau cơn lũ lớn, làm phát lộ nhiều phế tích làng nghề, cụ Nguyễn Ky đã mất ở tuổi 81, hai cụ còn lại đều ngoài thất thập và là anh em họ hàng. Theo các cụ, gốm Quảng Đức đã có lịch sử trên 300 năm, khoảng cuối thế kỷ XVII.

Minh chứng về kỹ thuật chế tác gốm độc đáo riêng ở Quảng Đức

Khai sinh ra dòng gốm này là một dòng họ Nguyễn ở Bình Định mang nghề vào. Từ các chi tiết này có thể cho thấy gốm Quảng Đức là sự tiếp nối dòng gốm Gò Sành (Bình Định) nổi tiếng từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XV dưới vương triều Vijaya Chămpa.

Khi dòng họ này đến làng Quảng Đức, nhận thấy nơi đây thuận lợi cho nghề, nhất là về nguyên liệu, nhiên liệu và đặc biệt là giao thông thủy để vận chuyển tiêu thụ gốm, họ dừng lại và tiếp nối nghề. Chính trên vùng đất mới này, những nghệ nhân xưa đã cho ra đời một dòng gốm không lẫn vào đâu được.

Quảng Đức - một dòng gốm cổ độc đáo bị thất truyền ảnh 3

Dòng gốm Nam Trung bộ giới thiệu trên sách

Theo anh em nhà cụ Nguyễn Thịnh, gốm Quảng Đức được làm bằng đất sét ở An Định, dùng sò huyết đầm Ô Loan trong quá trình nung, đốt chủ yếu bằng củi mằng lăng trong vùng và chở từ Kỳ Lộ (huyện miền núi Đồng Xuân) xuống qua đường sông Cái. Đất sét xanh thì dùng chế tác đồ thông dụng, đất sét vàng thì dùng làm đồ cao cấp hơn. Còn đất sét xanh trộn với đất sét vàng làm đồ có kích cỡ lớn.

Về kỹ thuật, gốm Quảng Đức cũng dùng bàn xoay như các loại gốm Việt khác. Qua khảo sát 7 chiếc lò nung gốm cổ Quảng Đức lúc còn sót lại và mô tả của các nghệ nhân, chúng tôi nhận thấy: kích thước lò nung có chiều cao và chiều rộng khoảng 2,5 mét, dài chừng 4 mét với 2 cửa lớn để đốt lò và 2 ống khói bên trên.

Ông Trần Thanh Hưng, cho biết thêm: “Trước sự quan tâm của nhiều người về dòng gốm Quảng Đức, gần đây Trung Quốc đã chế tác ra một dòng gốm tương tự. Nhiều người nhầm tưởng đó là những sản phẩm độc đáo, có một không hai, và mua với giá rất cao. Nhưng nếu quan sát kỹ, dòng gốm này không có dấu lạc tinh (độ bào mòn qua thời gian), dấu vỏ sò in trên gốm quá lớn, không đúng với kích thước phổ biến của sò huyết đầm Ô Loan, men màu quá sặc sỡ, chất đất ở đáy hiện vật không phải chất đất sét An Định…”

Quảng Đức - một dòng gốm cổ độc đáo bị thất truyền ảnh 4

Dòng gốm Nam Trung bộ

Ông Trần Thanh Hưng từng nhiều năm làm báo, hiện là Giám đốc Sở TT&TT Phú Yên, mơ ước:”Từ chỗ chỉ vài nhà sưu tập ở Phú Yên đam mê, sưu tầm gốm cổ Quảng Đức, hiện nay, dòng gốm này đã được giới sưu tầm cả nước quan tâm. Điều đó sẽ góp phần bảo tồn một dòng gốm cổ đã thất truyền, là cơ sở để nghiên cứu, phục dựng việc chế tác khi có điều kiện.

Nếu chế tác thành công gốm cổ Quảng Đức thì chúng ta làm được một điều vô cùng ý nghĩa: “Chứng minh cho thế giới về một kỹ thuật chế tác gốm độc đáo riêng có ở Quảng Đức, đồng thời bảo tồn theo cách xây dựng Quảng Đức thành một địa chỉ du lịch, sản xuất gốm làm quà lưu niệm, nằm trong quần thể du lịch của địa phương gồm những di tích, thắng cảnh cấp quốc gia như thành An Thổ, nơi sinh Tổng Bí thư Trần Phú, nhà thờ Mằng Lăng, gành Đá Dĩa…”.

Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội, trong số 36 địa chỉ lò gốm cổ Việt Nam thì Phú Yên nằm ở vị thứ 21 từ Bắc vào Nam với hai địa danh Quảng Đức và Mỹ Thạnh Tây (xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa).

Các nghệ nhân gốm cổ Quảng Đức cũng cho biết triều Nguyễn đã từng giao quan Tuần Vũ ở Sông Cầu cho người đặt họ làm những chậu hoa lớn bằng đất nung với đề tài trang trí đắp nổi như: long - lân - quy - phụng, bát tiên quá hải, ngư tiều canh mục, chữ công… để đưa về Huế đô trang trí.

Cụ Nguyễn Thịnh còn cho biết, một lần, ông cùng một nghệ nhân dệt lụa Ngân Sơn ra Huế, một người lo trang trí non bộ, một người tiến lụa cho vua, được Bảo Đại thưởng 300.000 đồng. Trong số các hiện vật ông Trần Thanh Hưng sưu tầm được, có một số gốm cổ Quảng Đức là độc bản, như: chiếc hỏa lò để bàn, khuôn in hình chữ công, tượng Phật, ống nhổ, đôn hóa vàng, lư hương, chậu hoa có dòng chữ “1934 villa de Quang Đuc”.

Hai chiếc bình vôi từng nằm trong bộ sưu tập của ông Ngô Đình Cẩn, chiếc vò có dòng chữ Hán “Liên Thành công ty” do Hãng nước mắm Liên Thành đặt làm (Liên Thành là một trong những thương hiệu đầu tiên của Việt Nam xuất hiện từ năm 1904, cụ Phan Chu Trinh là một trong những thành viên sáng lập).

Làng Quảng Đức nay thuộc xã An Thạch huyện Tuy An tiếp giáp với sông Ngân Sơn, gần tỉnh lỵ xưa nên có nhiều làng nghề phát triển nhưng nay thì làng gốm đã thất truyền.

TIN LIÊN QUAN
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm kín bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đều nhận định Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Boluarte.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.