Đài BBC cho biết RBS đã dàn xếp vụ việc với Cơ quan Tài chính Nhà Liên bang Mỹ vốn là nơi chịu trách nhiệm giám sát thị trường thế chấp thứ cấp.
Một thỏa thuận riêng giữa RBS với bộ Tư pháp Mỹ sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Cuộc dàn xếp ngày 12/7 liên quan đến vai trò của RBS trong việc bán sai các sản phẩn được hỗ trợ bởi khoản tiền vay nhà cửa trong cuộc chạy đua trước khủng hoảng tài chính năm 2008.
Trong thời gian này, RBS đã thu mua các khoản thế chấp và đóng gói chúng lại thành các sản phẩm đầu tư. Những gói hàng ký quỹ này thường được quảng cáo là khoản đầu tư an toàn. Tuy nhiên khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, nhiều sản phẩm trở nên vô giá trị.
Ông chủ Ross McEwan của RBS nói rằng khoản tiền phạt là một lời nhắc nhở "nghiêm khắc" về những gì đã xảy ra với ngân hàng trước cuộc khủng hoảng tài chính.
"Thông báo hôm nay là một bước tiến quan trọng để giải quyết một trong những vấn đề trúc trắc nhất mà RBS phải đối mặt. Giải quyết vấn đề này là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về những gì đã xảy ra với ngân hàng trước cuộc khủng hoảng tài chính và cái giả phải trả cho việc theo đuổi các tham vọng toàn cầu" - ông McEwan nói.
Chính phủ Anh vẫn sở hữu 72% cổ phần của RBS và đang chờ kết quả hồi phục kinh doanh của ngân hàng để để có thể bán một số cổ phần.
Hiện tại RBS cũng đang đương đầu với các khoản tiền phạt trị giá 151 triệu bảng Anh. Dự tính khoản tiền phạt này sẽ ảnh hưởng đến tổng thu nhập năm nay của ngân hàng này.
Giám đốc điều hành McEwan cho biết ông hy vọng có thể giải quyết tất cả các vấn đề tồn động vào cuối năm nay để chính phủ Anh có thể đưa ngân hàng trở lại khu vực tư nhân.
Giá trị cổ phiếu hiện tại của RBS chỉ bằng một nửa giá mà chính phủ đã chi trả cho ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính. Chính trị gia Philip Hammond cho rằng chính phủ Anh có thể chuẩn bị để bắt đầu bán cổ phiếu bị lỗ này.
Các ngân hàng khác như Deutsche Bank, Citigroup, JP Morgan Chase, Bank of America và Goldman Sachs đã giải quyết các vụ tương tự với chính quyền Mỹ.
Theo Tuổi Trẻ