Sách giáo khoa Giáo dục thể chất: Thừa hay thiếu?

[Ngày Nay] - Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam sẽ có sách giáo khoa môn Giáo dục thể chất, còn được gọi với tên môn Thể dục. Trước đây, môn học này chỉ có sách dành cho giáo viên. Sự mới lạ này đã ngay lập tức gây nên những tranh cãi trái chiều.
Sách giáo khoa Giáo dục thể chất: Thừa hay thiếu?

Trả môn Giáo dục thể chất về đúng vị trí

Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thẩm định sách giáo khoa Giáo dục thể chất cho lớp 1 để triển khai trong các nhà trường từ năm học 2020-2021.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12 và được chia làm hai giai đoạn. Ở giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9), môn học này giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khỏe và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khỏe; hình thành kỹ năng vận động cơ bản, phát triển tố chất thể lực.

Học sinh được lựa chọn nội dung hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể lực của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12), môn Giáo dục thể chất được thực hiện thông qua câu lạc bộ thể dục thể thao.

Sách giáo khoa Giáo dục thể chất: Thừa hay thiếu? ảnh 1

Chia sẻ về việc sẽ có sách Giáo dục thể chất, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết việc này nhằm đảm bảo các môn học bình đẳng như nhau.

Cũng theo ông Thuyết, lâu nay, bộ môn Thể dục trong nhà trường chưa được chú trọng trong khi đây là môn học rất quan trọng, là một trong bốn lĩnh vực cốt yếu: đức, trí, thể, mỹ. Các nhà trường đều học các bài thể dục như nhau nên không phù hợp với thể trạng, sức khỏe của các học sinh khác nhau. Ở Chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh được học đa dạng. Thậm chí, các em được lựa chọn các môn học phù hợp với sức khoẻ. Do không đủ giờ để tăng thời lượng học của môn Giáo dục thể chất trên lớp nên môn học này cần được thực hành ngoài cuộc sống.   Vì vậy, các em cần phải có sách để đọc.

“Đặc biệt, sách giáo khoa bộ môn Giáo dục thể chất của chương trình giáo dục phổ thông mới không chỉ dừng lại ở tập các động tác thể dục nhưng trước đây, học sinh được học cách chăm sóc sức khoẻ, nề nếp sinh hoạt, dinh dưỡng”, ông Thuyết cho hay.

Không chỉ là các hoạt động thể dục

Sự xuất hiện lần đầu tiên của sách giáo khoa Giáo dục thể chất đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Sách giáo khoa Giáo dục thể chất: Thừa hay thiếu? ảnh 2

Theo TS Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục tiểu học, Giáo dục thể chất là môn thực hành, trong khi sách giáo khoa lại thiên về lý thuyết. Vì vậy, bà Hương bày tỏ e ngại có sách giáo khoa cũng sẽ không phát huy được hiệu quả. TS Hương kiến nghị thay vì viết sách giáo khoa thì cần có sự hướng dẫn chi tiết cho giáo viên để việc dạy và đánh giá môn Giáo dục thể chất ở các nhà trường thiết thực hơn.

Đây cũng là quan điểm của Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam. “Môn học này thiên về vận động và khi vận động, học sinh đã được giáo viên hướng dẫn. Vì vậy, theo tôi, không cần thiết phải có sách giáo khoa mà chỉ nên có sách cho giáo viên”, ông Dong nêu quan điểm.

Theo Giáo sư Phạm Tất Dong, điều quan trọng với môn học này là tập trung kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất, đảm bảo không gian hoạt động thể dục thể thao cho mỗi trường. “Nếu sân tập, bãi tập và dụng cụ tập không đảm bảo thì xây dựng sách giáo khoa cho học sinh cũng không giải quyết được vấn đề gì”, ông Dong chia sẻ.

Tuy nhiên, nhiều người lại ủng hộ chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo thầy Nguyễn Văn Hải, một giáo viên Giáo dục thể chất tại Hà Nội, đây chỉ được coi là một môn phụ trong các nhà trường, thời lượng học rất ít nên khi thi nhiều học sinh bị trượt. Thầy Hải hy vọng việc có sách sẽ giúp phần nào “nâng tầm” của môn học này, đồng thời giúp học sinh có hướng dẫn cụ thể để rèn luyện thêm khi ở nhà, cải thiện thành tích và điểm số.

Là một phụ huynh, chị Nguyễn Thanh Mai (Hà Đông, Hà Nội) tỏ ra khá hào hứng với thông tin có sách giáo khoa Giáo dục thể chất. “Tôi cho rằng chương trình mới với việc đưa môn Giáo dục thể chất trở về đúng với bản chất của nó, nghĩa là một môn giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thì việc có sách giáo khoa là cần thiết. Khi đó, thể dục chỉ là một nôi dung của môn học. Giáo dục thể chất không chỉ là vài động tác chạy, nhảy... mày còn là giáo dục về chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng. Vì thế, sách giáo khoa là rất cần thiết”, chị Mai phân tích.

Đây cũng là chia sẻ của Th.S Nguyễn Quốc Vương, người có nhiều năm nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản. Theo ông Vương, ở Nhật có sách giáo khoa môn học Giáo dục thể chất và sức khỏe vì môn học này không chỉ là thể dục mà còn là khoa học sức khỏe. Do đó, phải có phần lý thuyết, lý luận, hình vẽ, số liệu phân tích. Ông Vương bày tỏ hy vọng sách giáo khoa Giáo dục thể chất ở Việt Nam cũng thể hiện được tinh thần này thay vì chỉ là hướng dẫn các động tác thể dục đơn thuần.

Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
(Ngày Nay) - Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández tới Việt Nam là sự khẳng định ý chí của La Habana trong việc làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác song phương trên cơ sở mối quan hệ lịch sử anh em gắn kết nhân dân hai nước.
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
(Ngày Nay) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo thẩm định về việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ tại tỉnh Nam Định, mở ra tiềm năng phát triển kinh tế biển bền vững, đa ngành và toàn diện cho khu vực phía Nam của tỉnh.
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
(Ngày Nay) - Theo tờ Economist, Sanrio, công ty Nhật Bản sở hữu Hello Kitty, kiếm được gần 4 tỷ USD doanh thu từ Hello Kitty mỗi năm. Nhân vật này ước tính đã mang lại cho người tạo ra mình 80 tỷ USD trong 50 năm qua.
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
(Ngày Nay) - Ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
(Ngày Nay) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có 5 thế hệ theo nghề hát bội, Nghệ nhân Ưu tú Vũ Linh Tâm (tên thật là Nguyễn Văn Tốt, 66 tuổi) đã có hơn 50 năm gắn bó với ánh đèn sân khấu và nghệ thuật hát bội.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất (PSUV), Phó Tổng thống thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela Delcy Rodríguez Gómez. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam
(Ngày Nay) - Các cuộc tiếp xúc cấp cao gần đây giữa lãnh đạo Venezuela và Việt Nam tiếp tục là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ ngày càng mật thiết giữa hai đảng, nhà nước, chính phủ và nhân dân hai nước anh em. Mối quan hệ hữu nghị này đã được thử thách qua thời gian và giờ đây đã trở thành di sản chung của hai dân tộc.