Shipper Trung Quốc rơi vào cảnh thiếu việc làm

(Ngày Nay) - Hai hàng dài xe điện xếp lộn xộn bên ngoài một trung tâm thương mại nhộn nhịp ở Thượng Hải. Những người trẻ tuổi mặc đồng phục xanh và vàng ngồi trên yên xe, cố gắng tránh ánh nắng mặt trời dưới những bóng cây.
Cảnh tượng tài xế giao hàng nhàn rỗi đang ngày càng phổ biến tại Thượng Hải. Ảnh: Sixth Tone
Cảnh tượng tài xế giao hàng nhàn rỗi đang ngày càng phổ biến tại Thượng Hải. Ảnh: Sixth Tone

Ai cũng nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại di động của họ, sẵn sàng nhận bất kỳ đơn đặt hàng nào xuất hiện trên ứng dụng giao hàng của họ.

Những thanh niên này đều là thành viên của "đội quân" giao thực phẩm của Trung Quốc, lên tới 6 triệu người, họ kiếm sống bằng trà sữa, bánh mì, và mỳ xào, ngày đêm đáp ứng nhu cầu của thực khách.

Vào ngày bình thường, họ như chạy đua trên đường phố để hoàn thành trọn vẹn danh sách đơn hàng dài bất tận. Nhưng khi dịch bệnh xảy ra, nhiều người cảm thấy hụt hẫng khi đơn hàng không còn tới thường xuyên bởi số lượng người làm nghề giao hàng đột nhiên "bùng nổ".

Shipper Trung Quốc rơi vào cảnh thiếu việc làm ảnh 1

Một nữ tài xế đang ngồi đợi đơn giao hàng. Ảnh: Sixth Tone

"Dịch bệnh này đã thực sự ảnh hưởng đến công việc của chúng tôi", Wu Youhua - một tài xế trẻ, vừa nói vừa kéo khẩu trang xuống ngang cầm để hít thở. "Năm nay có nhiều người chọn nghề giao hàng khiến số đơn của chúng tôi bị sụt giảm".

Các nền tảng phân phối thực phẩm như Meituan và Ele.me đã chứng kiến một lượng lớn các tài xế mới trong bối cảnh kinh tế suy thoái nghiêm trọng gây ra bởi đại dịch COVID-19.

Với hàng triệu việc làm bị mất đi, nhiều người chỉ còn biết dựa vào chiếc xe máy làm mối sính kế tạm thời. Chỉ riêng ứng dụng Meituan đã có thêm 458.000 tài xế mới từ ngày 20/1 đến ngày 30/3.

Thu nhập giảm, cạnh tranh tăng

Các tài xế mới cho biết nghề giao đồ ăn thực sự hữu ích bởi nó giúp họ tồn tại ở các thành phố lớn, nhất là trong thời buổi dịch bệnh, ngoại trừ cảm giác mệt mỏi, căng thẳng và nguy hiểm trên đường.

Nhưng với hầu hết các tài xế này chỉ được trả từ 5 tới 7 nhân dân tệ (16.000-24.000 đồng) cho mỗi đơn hàng, càng có nhiều người giao hàng thì tính cạnh tranh càng tăng và đơn giá càng giảm.

Wu, một người dân ở tỉnh Giang Tô cho biết anh phải ở ngoài đường suốt 15 tiếng mỗi ngày, tăng thêm từ 3-5 tiếng so với trước đại dịch. Thời gian rảnh Wu chỉ biết vùi đầu vào chơi game trên điện thoại hoặc tán gẫu với các đồng nghiệp khác.

"Hiện tại chúng tôi rất rảnh rỗi. Nếu như là trước đây, các đơn hàng liên tục nối tiếp nhau không ngừng nghỉ", tài xế Wu kể.

Cách nơi Wu đang ngồi không xa, một nhóm các tài xế giao hàng kỳ cựu đang càu nhàu về sự xuất hiện của nhiều người mới. Một số người nói rằng thu nhập của họ đã giảm một nửa trong những tháng gần đây.

"Hãy nhìn số xe xếp trên vỉa hè mà xem. Có quá nhiều người giao hàng ở ngoài đường", một tài xế mặc đồ kín người cảm thán. "Báo chí nói rằng số người làm nghề này đã tăng thêm 500.000 kể từ khi dịch bệnh bùng phát. "Và con số ở Thượng Hải chắc chắn là lớn nhất".

Shipper Trung Quốc rơi vào cảnh thiếu việc làm ảnh 2

Một shipper giao hàng trên đường phố Thượng Hải. Ảnh: Sixth Tone

Chỉ vài tháng trước, cảnh tượng các "shipper" ngồi chơi rảnh rỗi là rất hiếm. Khi các thành phố trên khắp Trung Quốc bị phong tỏa vào tháng 2, thì những tài xế giao hàng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi sống nhiều người dân và ngăn mọi người ra đường mua nhu yếu phẩm. Thậm chí họ còn được coi là những người hùng.

Jia - một tài xế đến từ Thượng Hải, cho biết thời điểm đỉnh điểm dịch bệnh không tệ đối với mình. Các cửa hàng đóng cửa đồng nghĩa với việc đơn hàng giảm dần, nhưng nhiều người chọn cách về quê tránh dịch khiến số đơn hàng của Jia vẫn được đảm bảo.

"Tình hình đã thay đổi kể từ tháng 3. Các tài xế bắt đầu quay trở lại Thượng Hải và một làn sóng người mất việc chuyển sang làm nghề giao hàng toàn thời gian", JIa chia sẻ. "Công việc này đột nhiên trở thành cứu cánh cho mọi người".

Thiếu đơn hàng 

Tình trạng thiếu đơn đặt hàng đang trở thành vấn đề trầm trọng đối với các nền tảng giao hàng thực phẩm Trung Quốc. Đại dịch không trở thành "vận đỏ" cho ngành kinh tế, vốn trị giá 86 tỷ USD, như nhiều người dự đoán.

Một số lượng lớn các nhà hàng đã ngừng hoạt động kể từ tháng 1, và những lo ngại về mầm bệnh lây lan qua thực phẩm hoặc các tài xế đã khiến người tiêu dùng không muốn đặt hàng qua mạng. Khủng hoảng kinh tế cũng đang khiến nhiều người tiết kiệm tiền bằng cách nấu ăn tại nhà.

Meituan - ứng dụng giao hàng thực phẩm hàng đầu Trung Quốc, đã ghi nhận một khoản lỗ trong quý đầu của năm 2020 và đã phải đối mặt với một số cuộc đình công do mức lương thấp hơn. Các nhà hàng cũng đã tập hợp lại để gây áp lực cho nền tảng này để giảm phí hoa hồng cho việc giao hàng.

Tuy nhiên, điều này không cản được làn sóng gia nhập của các tài xế mới. Wu, tài xế đến từ Giang Tô, cho biết nhóm làm việc của anh trên mạng xã hội WeChat đã tăng từ 40 người lên hơn 200 kể từ khi dịch bệnh xảy ra. 

Còn Jia cho biết việc giao đồ ăn là công việc bán thời gian lý tưởng do lịch trình linh hoạt và không yêu cầu bất kỳ kỹ năng hay bằng cấp đặc biệt nào, tài xế chỉ cần một chiếc xe máy và điện thoại thông minh.

Shipper Trung Quốc rơi vào cảnh thiếu việc làm ảnh 3

Tài xế Jia ngồi nhàn rỗi trên chiếc xe điện của mình. Ảnh: Sixth Tone

Công việc này cũng hấp dẫn bởi vì các ứng dụng trả tiền nhanh và các tài xế có thể kiếm được nhiều nếu họ làm việc chăm chỉ. Trước đại dịch, Jia nói rằng anh có thể kiếm được hơn 10.000 nhân dân tệ (hơn 30 triệu) mỗi tháng.

"Điều này không nói lên rằng công việc này dễ dàng hay đơn giản. 'Lính mới' thường đấu tranh để kiếm tiền và thích nghi với các điều kiện khó khăn họ gặp phải khi đi giao hàng", theo Jia.

Người mới có xu hướng phạm sai lầm khi nhận mọi đơn hàng có thể mà không chú ý địa điểm và quãng đường phải đi, điều này làm tăng khả năng trễ giờ, mỗi đơn hàng giao muộn sẽ bị phạt 100 nhân dân tệ.

Với những người kinh nghiệm như Jia, anh chỉ cần hoạt động trong một khu vực nhỏ và xâu chuỗi mọi điểm cần giao thành một tuyến đường thẳng để hạn chế việc mất thời gian.

Không phải việc dễ dàng

Một số nhân viên giao hàng mới đang xem xét bỏ việc. Zhang Xiaodong - đến từ tỉnh Hà Nam, hiện đang làm việc cho ứng dụng Ele.me vào đầu tháng 5, nhưng anh dự định sẽ về nhà vào cuối tháng.

"Tôi không thuộc đường ở Thượng Hải. Ngoài ra điểm số tín dụng trên app giao đồ của tôi rất thấp. Tệ hơn nữa tôi còn bị ô tô đâm phải ngay trong tuần đầu tiên đi làm. May mắn là vết thương không nghiêm trọng và sau vài ngày nghỉ ngơi tôi lại dắt xe đi làm", Zhang chia sẻ.

Nhưng không phải ai cũng dễ dàng từ bỏ để về quê như Zhang. Một tài xế giấu tên cho biết anh phải làm nghề giao hàng vì công ty taxi của anh đã phá sản khi dịch bệnh xảy ra.

"Tôi có thể làm gì đây? Tôi có một gia đình phải nuôi và một khoản thế chấp phải trả", người đàn ông nhìn bâng khuâng vào màn hình điện thoại.

Theo Sixth Tone
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.