Sri Lanka hỗn loạn trước thời điểm bầu cử tổng thống

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thủ tướng lâu năm Ranil Wickremesinghe, lãnh đạo đảng đối lập và một cựu nhà báo trở thành chính trị gia trong đảng cầm quyền đang cạnh tranh để trở thành tổng thống tiếp theo của Sri Lanka.
Sajith Premadasa, lãnh đạo đảng đối lập Samagi Jana Balawegaya (giơ tay) tham gia một cuộc biểu tình phản đối khủng hoảng kinh tế tại Colombo. Ảnh: Reuters
Sajith Premadasa, lãnh đạo đảng đối lập Samagi Jana Balawegaya (giơ tay) tham gia một cuộc biểu tình phản đối khủng hoảng kinh tế tại Colombo. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, ngày 14/7, sau khi đặt chân tới Singapore, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã nộp đơn xin từ chức qua thư điện tử. Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka, Mahinda Yapa Abeywardena, sẽ triệu tập cơ quan lập pháp sau khi nhận được đơn từ chức của Rajapaksa. Trong ngày 20/7 tới, 225 thành viên quốc hội sẽ bỏ phiếu để bầu ra tổng thống mới.

Ứng viên chiến thắng phải đảm bảo được đa số phiếu bầu trong quốc hội, cũng như nhận được sự tin tưởng của hàng trăm nghìn người Sri Lanka, những người tham gia vào phong trào biểu tình gọi là "Aragalaya" buộc ông Rajapaksa từ chức.

Theo hai nguồn tin chính phủ, Ranil Wickremesinghe - người nhậm chức thủ tướng lần thứ sáu hồi tháng 5 qua và vừa được bổ nhiệm làm quyền tổng thống - nằm trong số những ứng viên khao khát vị trí đứng đầu đất nước này.

Mặc dù đảng của ông Wickremesinghe chỉ giữ 1 ghế trong quốc hội song nghị sĩ của đảng cầm quyền Sri Lanka Podujana Peramuna (SLPP), trong đó có anh trai Tổng thống Basil Rajapaksa, được cho là ủng hộ ông.

Một quan chức trong đảng chia sẻ các thành viên của đảng cầm quyền cảm thấy quyền tổng thống Wickremesinghe, kiêm nhiệm chức bộ trưởng tài chính Sri Lanka, có khả năng giải quyết được những thách thức kinh tế mà Sri Lanka đang phải đối mặt.

Quyền tổng thống Wickremesinghe từng tham gia các cuộc đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về gói cứu trợ và ngân sách mới. Tuy nhiên, chính trị gia 73 tuổi này không được lòng nhiều người biểu tình. Trong tuần qua, hàng trăm người biểu tình đã đụng độ với lực lượng an ninh và chiếm văn phòng thủ tướng của ông.

Một đối thủ đáng gờm với quyền Tổng thống Wickremesinghe là Sajith Premadasa (55 tuổi), lãnh đạo đảng đối lập Samagi Jana Balawegaya (SJB). Với chỉ 50 ghế trong quốc hội, ông sẽ cần phải xây dựng niềm tin và sự ủng hộ của hai đảng để có cơ hội điều hành đất nước.

Premadasa học tại Trường Kinh tế London và tham gia chính trường sau khi cha ông, cố Tổng thống Ranasinghe Premadasa, bị ám sát trong một vụ đánh bom liều chết năm 1993.

Ông trở thành nghị sĩ trong quốc hội vào năm 2000 và sau đó giữ chức thứ trưởng y tế Sri Lanka. Năm 2018, ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng các vấn đề về văn hóa và xây dựng.

"Các nghị sĩ SJB bỏ phiếu đề cử Sajith Premadasa vì ông ấy hiểu rõ nỗi khổ của người dân và luôn ủng hộ lời kêu gọi thay đổi từ họ. Chính phủ này rõ ràng đã đánh mất quyền ủy nhiệm của mình và đã đến lúc chúng ta phải lắng nghe người dân", Eran Wickramaratne, một thành viên cấp cao của SJB, người đã xây dựng mối liên kết với phong trào Aragalaya cho biết.

Ứng viên cuối cùng nhưng được đánh giá là “ngựa chiến tiềm năng” trong cuộc đua là cựu nhà báo Dullas Alahapperuma, hiện là một nhà lập pháp cấp cao của đảng SLPP cầm quyền.

Nghị sĩ cùng đảng Charitha Herath nhận định đảng cầm quyền với 117 lá phiếu có thể giúp ứng viên 63 tuổi này về đích.

Là một thành viên quốc hội từ năm 1994, cựu nhà báo Alahapperuma từng giữ chức bộ trưởng truyền thông và người phát ngôn của nội các. Đến tháng 4, ông đã từ chức sau khi Tổng thống Rajapaksa giải tán nội các do những người biểu tình bao vây tư dinh.

"Tôi là một người thực tế. Chúng tôi cần một ứng cử viên vừa được lòng người biểu tình Aragalaya vừa nhận được sự chấp thuận của các nghị sĩ. Không dễ để kiếm được một người như vậy. Dullas sẽ là một lựa chọn đáng gờm và thiết thực”, nghị sĩ Herath kết luận.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.