Sởi “tấn công” người lớn: Phòng bệnh như thế nào?

Từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước đã ghi nhận hàng nghìn ca mắc sởi. Bệnh không chỉ gây biến chứng cho trẻ nhỏ mà còn "tấn công" cả người lớn và gây nguy hiểm.
PGS.TS Đỗ Duy Cường khám cho thai phụ mắc sởi.
PGS.TS Đỗ Duy Cường khám cho thai phụ mắc sởi.

Nhiều người lớn mắc sởi

Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong tuần từ ngày 3-6 đến 9-6, có thêm 42 trường hợp mắc sởi được ghi nhận trên địa bàn thành phố, giảm 19 trường hợp so với tuần liền trước, đánh dấu tuần thứ hai liên tiếp số ca mắc mới giảm mạnh. Tính chung, từ đầu năm 2019 đến nay Hà Nội đã ghi nhận 1.447 trường hợp mắc sởi.

Trên cả nước, từ đầu năm 2019 đến nay, ghi nhận hơn 24.800 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó hơn 4.200 ca mắc sởi dương tính (1 ca tử vong). Điều đáng nói, nhiều trẻ em bị sởi biến chứng nặng, đa số không tiêm vắc xin phòng bệnh. 

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, 40 bệnh nhi mắc sởi đang được điều trị tại bệnh viện. Phần lớn ca bệnh trong tình trạng nặng, bị biến chứng như viêm phổi, viêm mô tế bào... Khai thác tiền sử cho thấy, hầu hết ca bệnh này đều không được tiêm vắc xin phòng bệnh.

Bệnh sởi không chỉ xảy ra ở trẻ em mà còn "tấn công" cả người lớn. PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đã hoạt động trong ngành nhiều năm nhưng ông thấy năm nay dịch sởi diễn biến khá bất thường. Bệnh này thường có số ca mắc gia tăng vào mùa đông xuân rồi giảm dần và hết vào mùa hè, nhưng thời điểm này đã là giữa hè mà vẫn có nhiều ca mắc. So với năm 2014, số ca mắc ít hơn nhiều nhưng so với một số năm gần đây số người lớn mắc cao hơn rõ rệt.  Nguyên nhân có thể do thời tiết diễn biến bất thường, dịch tễ học của bệnh thay đổi. Vì vậy, người dân cần cảnh giác với bệnh.

Hiện nay, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho hàng chục ca người lớn mắc sởi biến chứng, trong đó có nhiều trường hợp là phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch. Trước đó, theo thống kê, trong tháng 5, số ca người lớn mắc sởi phải nằm điều trị tại trung tâm là khoảng 70 ca, phổ biến ở độ tuổi 25-35. “Hầu hết người bệnh chưa tiêm vắc xin phòng sởi hoặc mới tiêm mũi 1, chưa tiêm mũi 2”, PGS.TS Đỗ Duy Cường thông tin.

Mặc dù phụ nữ có thai mắc sởi ít bị ảnh hưởng hơn so với mắc rubella, nhưng với những trường hợp mang thai mới được 1-2 tháng mà bị sởi và sốt thì vẫn có nguy cơ sảy thai. Sởi thường diễn biến tự khỏi nhưng cũng có tỷ lệ nhất định trẻ em và người lớn có biến chứng như viêm phế quản-phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm loét giác mạc, viêm não...

Biện pháp phòng bệnh

Theo các chuyên gia, phòng bệnh là vô cùng quan trọng và biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin. Chuyên gia khuyến cáo, các bậc phụ huynh đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 vắc xin phối hợp sởi - rubella khi trẻ đủ 18-23 tháng tuổi. 

Trẻ lớn hơn 5 tuổi, người lớn và phụ nữ trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng cũng cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh sởi (có thể tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh sởi - quai bị - rubella) tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để phòng bệnh cho chính bản thân, góp phần ngăn chặn virus sởi lây lan trong cộng đồng. Cùng với đó, trẻ em và người lớn thường xuyên vệ sinh cá nhân (mũi, họng, mắt, bàn tay). Nơi ở phải được thông thoáng, lưu thông không khí.

Khi phát hiện trường hợp có triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi,... gia đình cần đưa đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị, cách ly kịp thời và thông báo cho trạm y tế xã, phường biết. Hạn chế tiếp xúc với các trường hợp mắc hoặc nghi mắc bệnh. Khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.

Biện pháp phòng bệnh nữa là không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh; làm sạch vật dụng cá nhân, đồ chơi, đồ vật nghi bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1-2 lần/ngày cũng là biện pháp cần thiết. Bên cạnh đó cần hạn chế tập trung nơi đông người, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ở khu vực ổ dịch.

Theo Hà Nội Mới
TIN LIÊN QUAN
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.