Khi chiếc máy bay trinh sát U-2 được thiết kế vào những năm 1950, nhà thiết kế Clarence "Kelly" Johnson đã nhận thấy nó rất dễ bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không đối phương.
Vì vậy, để phục vụ trinh sát đường không, đầu những năm 1960, chính quyền Mỹ quyết định phát triển dự án máy bay trinh sát bay nhanh hơn mọi máy bay khác, đó là cơ sở để chiếc SR-71 Blackbird ra đời (mẫu thử cất cánh lần đầu năm 1964).
Chiếc trinh sát cơ Lockheed SR-71 Blackbird |
Thông số kỹ thuật: Lockheed SR-71 Blackbird dài 32,4m, sải cánh 16,94m, cao 5,64m, trọng lương cất cánh tối đa 78 tấn, tải trọng cảm biến trinh sát 1,6 tấn.
Trinh sát cơ U-2 |
Chiếc SR-71 là một trong những máy bay đầu tiên được tạo dáng để giảm thiểu mặt cắt radar, cho dù tín hiệu radar của nó vẫn có thể phát hiện được bởi các hệ thống radar hiện đại, không giống như những kiểu máy bay "tàng hình" sau này.
Ưu thế tự vệ vượt trội của 'Chim Đen' Lockheed SR-71 là tốc độ và trần bay cao. Khi phát hiện thấy tên lửa đất-đối-không được phóng ra hướng về phía mình, nó chỉ cần tăng tốc độ và thoát khỏi 'thần chết' một cách dễ dàng.
SR-71 Blackbird bay nhanh gấp 3,2 lần tốc độ âm thanh ở độ cao 27.000m |
Chiếc SR-71 Blackbird đã làm được những điều tưởng chừng không thể ở thời đó như bay nhanh gấp 3,2 lần tốc độ âm thanh ở độ cao 27.000m.
Không chỉ các tên lửa phòng không bó tay trước SR-71 Blackbird, mà ngay cả các máy bay chiến đấu nhanh nhất của Liên Xô – MiG-25 cũng thiếu tốc độ cần thiết để ngăn chặn chiếc SR-71.
Chiếc MiG-25 của Liên Xô |
“Liên Xô đã có một kế hoạch để đánh chặn chiếc SR-71 bằng cách sử dụng một chiếc MiG-25 ở phía trước, và một ở phía dưới chiếc SR-71, và khi SR-71 băng qua họ sẽ phóng tên lửa. Nhưng do những hạn chế về máy tính, mà điều này không thể thực hiện được. Trước hết, SR-71 bay quá cao và quá nhanh, MiG-25 khó có thể theo kịp. Thứ hai, các tên lửa gần như là vô dụng ở độ cao trên 27.000m, và như bạn đã biết, SR-71 còn bay cao hơn thế. Nhưng ngay cả khi bắt kịp được nó, tên lửa Liên Xô cũng thiếu tốc độ cần thiết để truy đuổi SR-71, chúng dễ dàng bị bỏ xa”, Belenko viết trong cuốn sách.
Video: Sức mạnh của trinh sát cơ SR-71
Trang Ly (T/h)
Xem thêm:
- Sức mạnh khủng khiếp của 'Thần Sấm': Máy bay yểm trợ số 1 Mỹ
- Chiến đấu cơ tàng hình Mỹ: Những 'bóng ma' đáng sợ trên bầu trời
- Siêu tên lửa CHAMP: 'Kẻ giết người thầm lặng' của Không quân Mỹ
- Bộ Quốc phòng Mỹ và thương vụ thâu tóm 'quái vật bầu trời' lớn nhất trong lịch sử