Tham vọng hạt nhân đe dọa thế giới

Nửa thế kỷ từ khi có hiệu lực với mục tiêu cuối cùng là một thế giới không có vũ khí hạt nhân, Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) ngày nay đang đối mặt với một loạt “biến cố”, khiến thỏa thuận toàn cầu này có nguy cơ sụp đổ.
Vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên tại một địa điểm bí mật ngày 28/7/2019. Ảnh: AFP/TTXVN.
Vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên tại một địa điểm bí mật ngày 28/7/2019. Ảnh: AFP/TTXVN.

NPT được Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) thông qua năm 1968 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/3/1970. Xuất phát từ quan điểm phổ biến vũ khí hạt nhân sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân, NPT là một trong những giải pháp được ĐHĐ LHQ đề ra nhằm ngăn ngừa việc phổ biến rộng rãi loại vũ khí giết người hàng loạt này, góp phần làm dịu căng thẳng quốc tế và tăng cường lòng tin giữa các quốc gia, hướng đến việc chấm dứt sản xuất vũ khí hạt nhân, loại trừ vũ khí hạt nhân ra khỏi kho vũ khí quốc gia.

Dựa trên 3 nguyên tắc trụ cột là không phổ biến vũ khí hạt nhân, giải trừ vũ khí hạt nhân và quyền sử dụng công nghệ hạt nhân cho mục đích hòa bình, hiệp ước là văn bản pháp lý có tính chất nền tảng, góp phần tạo dựng một hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân trên phạm vi toàn cầu. 

Trong 5 thập niên qua, một loạt thỏa thuận song phương và đa phương liên quan đến hạt nhân đã được ký kết trong nỗ lực củng cố NPT. Có thể kể đến những văn bản như Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được Mỹ và Liên Xô ký ngày 8/12/1987, Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới) giữa Nga - Mỹ ký năm 2010, Thỏa thuận Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) giữa Nhóm P5+1 và Iran ký năm 2015, hay Tuyên bố Singapore mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ký kết trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần đầu tiên vào tháng 6/2018. Các thỏa thuận trên đã giúp giảm nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân một cách rõ rệt.

Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), tổng số đầu đạn hạt nhân trên thế giới trong năm 2018 đã giảm. Thời điểm đầu năm 2019, Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên có tổng cộng khoảng 13.865 vũ khí hạt nhân, ít hơn 600 vũ khí so với cùng kỳ năm 2018. Điều này đồng nghĩa với việc thế giới đang chứng kiến sự giảm dần về số lượng vũ khí hạt nhân. Theo SIPRI, nguyên nhân khiến lượng vũ khí hạt nhân giảm dần trong những năm gần đây chủ yếu do Mỹ và Nga - hai nước có tổng lượng vũ khí hạt nhân chiếm tới hơn 90% của thế giới, thực hiện các cam kết trong START mới, cũng như loại bỏ các đầu đạn cũ từ thời Chiến tranh Lạnh. Trong khi đó, JCPOA và tuyên bố Singapore đã giúp đẩy lùi nguy cơ hạt nhân tại Iran và Triều Tiên.

Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ tồn tại, hiệp ước đầy tham vọng NPT đang đối mặt với một loạt biến cố, tương lai bị đe dọa khi tất cả các thỏa thuận trên đều đã hoặc đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ. START mới sẽ hết hạn vào năm 2021 và Mỹ đe dọa không gia hạn văn kiện này. Trước đó, Washington đã rút khỏi INF ngày 2/8/2019, và cùng ngày, Moskva cũng thông báo chính thức chấm dứt hiệp ước này. Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp như hiện nay,  INF đổ vỡ đã tạo ra một điểm nóng bất ổn mới với hậu quả khó kiểm soát. "Bóng ma" của cuộc chạy đua vũ trang trong lĩnh vực hạt nhân đang rõ nét khi những cơ chế kiểm soát vũ khí hạt nhân rất hiệu quả này không còn tồn tại.

Trong khi đó, năm 2018, Tổng thống Trump đã tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận JCPOA, khiến thỏa thuận đang đứng trên bờ vực sụp đổ bất chấp nỗ lực rất lớn của các nước còn lại. Quyết định của ông Trump dẫn đến việc Iran hồi tháng 4/2019 cảnh báo sẽ rút khỏi NPT, đồng nghĩa với nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân ngày càng gia tăng.

Tham vọng hạt nhân đe dọa thế giới ảnh 1

Sắc lệnh do Tổng thống Donald Trump ký, rút Mỹ khỏi Hiệp ước Buôn bán vũ khí quốc tế của LHQ, tại Indianapolis, bang Indiana, ngày 26/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Việc thực thi Tuyên bố Mỹ - Triều tại Singapore gần như không đạt tiến triển khi lập trường của các bên còn quá khác biệt, đồng thời Washington và Bình Nhưỡng luôn nghi kỵ lẫn nhau. Đó là chưa kể đến tình hình phát triển vũ khí hạt nhân tại cả Ấn Độ và Pakistan - hai cường quốc hạt nhân mới sau khi NPT ra đời - cũng như nguy cơ xung đột thông thường leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân. Ngoài ra, đáng chú ý là xu hướng đang ngày càng phổ biến về vai trò gia tăng của vũ khí hạt nhân khi việc thay đổi các học thuyết chiến lược (đặc biệt ở Mỹ) đã tạo cho vũ khí hạt nhân vai trò lớn hơn trong cả chiến lược quân sự lẫn đối thoại an ninh quốc gia.

Phát biểu tại một Hội nghị về giải trừ quân bị ở Geneva (Thụy Sĩ) vừa qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavov cáo buộc Mỹ đang theo đuổi một chính sách ngoại giao "tự coi mình là trung tâm" - mà ông Trump đặt tên là “Nước Mỹ trước tiên” - làm mất giá trị của các thỏa thuận kiểm soát vũ khí toàn cầu, đồng thời cảnh báo thế giới đang phải chứng kiến "sự trở lại của các xu hướng nguy hiểm". Khi mọi vấn đề liên quan đến hạt nhân đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, những diễn biến phức tạp liên quan tới vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân toàn cầu thời gian qua khiến tương lai của START mới,  Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) hay NPT đều sẽ trở nên bấp bênh.

Theo thông lệ, các nước tham gia NPT tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm một lần, và cuộc họp năm nay dự kiến diễn ra cuối tháng 4 tới. Đây sẽ là thời điểm quan trọng để các nước xem xét nghiêm túc việc tuân thủ và củng cố hơn nữa sức mạnh của NPT. Khi những rạn nứt và bất đồng giữa các quốc gia có và không sở hữu vũ khí hạt nhân ngày một nới rộng, việc tôn trọng và bảo đảm cân bằng giữa ba thành tố của NPT gồm không phổ biến vũ khí hạt nhân, giải trừ quân bị và sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, chính là cơ sở để tháo gỡ những rủi ro và nguy cơ liên quan.

Tuy nhiên, những nguyên tắc này đang bị xói mòn bởi các cường quốc hạt nhân không ngừng tối tân hóa các loại vũ khí, các nước mới sản xuất năng lượng hạt nhân liên tục mở rộng hoạt động tới ngưỡng vũ khí, coi đây như một công cụ thể hiện sức mạnh, trong khi  các nước không sản xuất vũ khí hạt nhân cũng đang cân nhắc việc tham gia cuộc chạy đua này. Chỉ khi tham vọng hạt nhân được kiểm soát, ước mơ về một thế giới không vũ khí hạt nhân mới có cơ hội trở thành hiện thực.

Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.