'Thành tựu lớn nhất của phụ nữ không phải lấy được tấm chồng tốt'

[Ngày Nay] - Phương Anh – một 9X Hà thành nhiệt tình với các hoạt động vì phụ nữ và trẻ em bày tỏ: Mọi người thường nói với em rằng, con gái như em thì chẳng cần học cao. Dưới con mắt của mọi người, thành tựu lớn nhất của người con gái là lấy được tấm chồng tốt và có một gia đình hạnh phúc. Nhưng em không đồng tình…”.
Dương Phương Anh, sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội được bà Ann Måwe-Đại sứ Thụy Điển trao quyền làm Đại sứ trong 1 ngày.
Dương Phương Anh, sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội được bà Ann Måwe-Đại sứ Thụy Điển trao quyền làm Đại sứ trong 1 ngày.

Từ một sinh viên ngành Kế toán, Phương Anh-cô gái 9X Hà Thành đã dũng cảm rẽ ngang, trở thành sinh viên sư phạm để được sống với tình yêu trẻ em của mình. Hơn nữa, Phương Anh đã dành nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động nhằm tạo nên môi trường sống an toàn, thân thiện và bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái.

Nỗ lực vì môi trường an toàn cho trẻ em gái

Có lẽ, cuộc sống của Dương Phương Anh (cô gái năm nay vừa tròn 20 tuổi) sinh ra và lớn lên tại vùng ngoại ô Hà Nội sẽ diễn ra bình thường theo “truyền thống gia đình”: Học chuyên ngành kế toán và ra trường đi làm theo định hướng của bố mẹ. Thế nhưng, khi tham gia vào Dự án TP An toàn cho Phụ nữ và trẻ em gái của Tổ chức Plan International, cô gái 9X Hà Thành đã quyết định tạo nên bước ngoặt cho mình: Từ bỏ chuyên ngành Kế toán đang theo học tại ĐH Giao thông - Vận tải để thi sang khoa Sư phạm tiếng Anh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Chia sẻ về lý do khiến thay đổi, Phương Anh cho biết: Được sự ủng hộ của bố mẹ, em có cơ hội được học đại học. Kể từ đó, em cũng học được thêm nhiều điều khác bằng chính những trải nghiệm của bản thân. Khi học ĐH Giao thông-Vận tải, tham gia các hoạt động cộng đồng như truyền thông về môi trường tham gia giao thông an toàn, về bình đẳng cho trẻ em gái…d

Khi tham gia Dự án TP An toàn, thân thiện và bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái của Tổ chức Plan International, cô gái này luôn băn khoăn vì chứng kiến những chuyển diễn ra hàng ngày trong thành phố của mình với nhiều nguy cơ mất an toàn: Nhiều tài xế bất cẩn, những em gái ngây thơ bị lợi dụng, đàn ông trêu ghẹo các cô gái trên đường phố và không hề để ý đến tổn thương của họ… cô bé luôn băn khoăn tại sao những khuôn mẫu từ thời xa xưa vẫn ảnh hưởng đến em và các bạn gái khác nhiều như vậy?.

Nếu con gái ở TP còn phải đối mặt với những định kiến này, vậy thì với các bạn gái dân tộc thiểu số sống ở vùng núi hẻo lánh thì sao? Nhất là khi cuộc sống ở đó còn nhiều khó khăn, điều kiện sống cơ bản không được đảm bảo, con gái thường phải nghỉ học, kết hôn và có con ở tuổi vị thành niên.

Từ những tâm tư ấy, khi tham gia Dự án TP An toàn cho Phụ nữ và trẻ em gái, Phương Anh đã cùng với 700 bạn (cả nam và nữ) từ 26 trường học tại Hà Nội đã hoạt động tích cực để truyền thông cho các bạn khác, các thầy cô giáo, gia đình và cộng đồng về bạo lực trên cơ sở giới, những chuẩn mực xã hội và khuôn mẫu đối với trẻ em gái và phụ nữ.

'Thành tựu lớn nhất của phụ nữ không phải lấy được tấm chồng tốt' ảnh 1

Phương Anh mong muốn tiếp tục tham gia xây dựng TP an toàn cho trẻ em gái để mỗi trẻ em gái có cơ hội học tập, vui chơi.

Sau một thời gian hoạt động, đến Dự án này đã thực sự tạo ra sự thay đổi. Trước kia trên xe buýt chỉ thấy poster dán tranh ảnh người nổi tiếng. Nhưng hiện giờ, trên các xe buýt đã có poster tuyên truyền về việc đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái. Trên xe buýt 60B thậm chí còn có gắn camera nên cảm giác an toàn hơn. Trước kia, người phạm tội như xâm hại trên xe cũng khó xử phạt vì không có bằng chứng. Nhưng bây giờ, có camera rồi sẽ giảm được tình trạng quấy rối phụ nữ trên xe-Phương Anh vui vẻ nói.

Phụ nữ và trẻ em gái hoàn toàn có thể trở thành lãnh đạo

Phương Anh bày tỏ: Mọi người thường nói với em rằng, con gái như em thì chẳng cần học lên cao. Dưới con mắt của những người thân trong gia đình em, thành tựu lớn nhất của người con gái là lấy được tấm chồng tốt và có một gia đình hạnh phúc. Họ cho rằng con gái lớn là phải thành thạo nữ công gia chánh, đảm đang, khéo léo việc nhà để xây dựng tổ ấm. Con trai thì cần tập trung học hành, tạo dựng mối quan hệ xã hội để trở thành trụ cột của gia đình và chủ nhân tương lai của đất nước.

“Em luôn tự hỏi nếu như con gái chúng em không chỉ muốn một cuộc sống ổn định mà còn muốn được trở thành lãnh đạo thì sao?. Em tin rằng trẻ em gái và phụ nữ hoàn toàn có thể trở thành lãnh đạo, chỉ cần có thêm nhiều tấm gương để học tập, cũng như có được sự ủng hộ từ gia đình và bạn bè”, Phương Anh cho biết.

Đối với em, quyết định rẽ ngang từ sinh viên khoa Kế toán sang sinh viên sư phạm một phần được bố mẹ đồng ý vì “đây là nghề phù hợp với con gái, có sự ổn định. Nhưng quyết không theo “khuôn mẫu truyền thống” đó, Phương Anh cho rằng nghề sư phạm cũng có rất nhiều điều thú vị. Đây là công việc đầy sáng tạo và tham vọng:  “Em cho rằng, việc làm giáo viên có phải là công việc truyền thống gắn với phụ nữ hay không là do xã hội suy nghĩ chứ thực tế đây là công việc đầy sáng tạo và tham vọng. Bản thân em thấy yêu thích trẻ con và phù hợp công việc giảng dạy chứ không phụ thuộc vào quan niệm của cộng đồng”.

Với khát khao được khẳng định giá trị bản thân để xoá bỏ định kiến giới, cô sinh viên năm 3 ĐH Sư phạm Hà Nội luôn tích cực tham gia Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi. Em đã được Tổ chức Plan hỗ trợ tham gia Hội nghị thượng đỉnh dành cho nữ giới khu vực châu Á tại Thái Lan. Tại đây, em đã cùng các bạn nữ đại diện cho các nước khắp châu Á lên kế hoạch cho một chiến dịch về phụ nữ trong vị trí lãnh đạo.

'Thành tựu lớn nhất của phụ nữ không phải lấy được tấm chồng tốt' ảnh 2

Ngày 11/10 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là ngày Quốc tế trẻ em gái. - Ảnh Plan international VietNam

Chứng kiến những nỗ lực đó của em, mới đây, bà Ann Måwe - Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam trao quyền làm Đại sứ Thuỵ Điển tại Việt Nam trong một ngày nhân ngày Quốc tế trẻ em gái (11-10). Một ngày trong vai trò của bà Đại sứ, Phương Anh đã có cơ hội trải nghiệm rất nhiều: Từ tham dự Diễn đàn của Đại sứ quán Úc về trao quyền cho phụ nữ trong ngành ngoại giao; rồi đến trường THPT Vân Nội (Đông Anh) tham gia Câu lạc bộ phụ nữ và sự thay đổi.

Với sứ mệnh được trao, em đã tham gia cùng thảo luận về những quan niệm gắn với khuôn mẫu giới. “Vai trò là một thủ lĩnh sự thay đổi, điều đầu tiên em muốn làm để thay đổi suy nghĩ của trẻ em gái về giá trị của bản thân bằng việc thay đổi chính bản thân mình. Với vinh dự được chọn trao quyền đại sứ, em có thấy mình cần có trách nhiệm phải thách thức những định kiến giới ngăn cản sự phát triển phụ nữ bằng cách học tập, rèn luyện và tự tin khẳng định bản thân.

Tự hào vì mình góp một phần nhỏ trong hành trình xoá bỏ định kiến giới

Sau một ngày trong vai trò Đại sứ, điều Phương Anh gặt hái được rõ rệt nhất là sự tự tin để cố gắng đạt được những mục tiêu của riêng mình từ câu chuyện của bà Đại sứ Thuỵ Điển tại Việt Nam.

Em chia sẻ: Một ngày trải nghiệm những công việc hàng ngày của bà, được bà chia sẻ hành trình của mình từ một cô bé ở vùng núi xa xôi đến khi trở thành một nhà ngoại giao tự tin, bản lĩnh.

Những câu chuyện mà bà đã chia sẻ là lời phản biện tốt nhất đối với những định kiến hướng đến phụ nữ vẫn còn tồn tại trong xã hội Việt Nam. Phụ nữ hoàn toàn có thể đảm nhiệm và làm tốt vai trò lãnh đạo, hoàn toàn có thể cân bằng cuộc sống gia đình cá nhân cũng như theo đuổi những đam mê ngoài xã hội.

Nhìn vào hành trình trở thành nữ Đại Sứ Thuỵ Điển của bà là động lực thúc đẩy sự tự tin, động viên em cố gắng hơn nữa để đạt được những thành tựu của riêng mình. Phương Anh

“Nhìn vào hành trình trở thành nữ Đại Sứ Thuỵ Điển của bà là động lực thúc đẩy sự tự tin, động viên em cố gắng hơn nữa để đạt được những thành tựu của riêng mình”.

Một ngày làm đại sứ đã giúp em càng khẳng định hơn nữa niềm tin của mình vào tiềm năng vô hạn của trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói chung. Để trẻ em gái và phụ nữ Việt Nam có cơ hội được khám phá, thể hiện tài năng của mình ngoài xã hội, chúng ta cần nhiều hơn nữa những người nữ lãnh đạo, những người sẵn sàng tiên phong truyền cảm hứng phá vỡ định kiến xã hội. Em cảm thấy tự hào vì mình cũng có thể góp một phần nhỏ trong hành trình ấy.

Điều cô sinh viên sư phạm mong muốn nhất là sẽ tiếp tục đồng hành với các dự án của Plan International để lan toả những kiến thức về bình đẳng giới, xây dựng TP an toàn cho trẻ em gái, để mỗi trẻ em gái đều có cơ hội được học tập, vui chơi và phát triển trong một môi trường thân thiện và lành mạnh nhất.

Dự án TP An toàn, thân thiện và bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái là sáng kiến của tổ chức Plan International, phối hợp cùng với đối tác là tổ chức UN-Habitat và tổ chức Women in Cities International.

Mục tiêu của dự án là xây dựng một TP an toàn, thân thiện và bình đẳng dành cho trẻ em gái tuổi vị thành niên (13-18 tuổi). Kết quả mong đợi của chương trình bao gồm việc tăng cường sự an toàn tại không gian công cộng, cũng như tăng cường sự tham gia tích cực và ý nghĩa trong việc phát triển và quản lý đô thị của trẻ em gái.

Trong năm 2017, Plan International Việt Nam đã và đang cải thiện đời sống cho hơn 350.000 trẻ em, các gia đình và cộng đồng từ 131 xã thuộc 10 tỉnh, TP trên cả nước. Plan International Việt Nam đặt mục tiêu giúp đỡ trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt là nhóm chịu thiệt thòi và các em gái, được sinh ra và lớn lên trong một xã hội an toàn và tôn trọng quyền của các em. Đến năm 2021, Plan International Việt Nam sẽ hành động để 2 triệu trẻ em gái từ 1.875 cộng đồng tại Việt Nam được học tập, lãnh đạo, quyết định và phát triển.

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?