Thế giới phản ứng trước vụ thử bom H của Triều Tiên

Sau tuyên bố thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch (bom H) của Triều Tiên, nhiều nước bắt đầu có những động thái phản ứng khác nhau cho lần thử nghiệm này.
Thế giới phản ứng trước vụ thử bom H của Triều Tiên

Tờ Telegraph cho hay, hai nước đầu tiên lên tiếng cho cuộc thử nghiệm này là Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nước láng giềng của Triều Tiên. Họ chỉ trích nước này vi phạm trắng trợn các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong khi Nhà Trắng vẫn đang điều tra và sẽ “đáp trả một cách thích hợp”.

Trong bản tin phát sóng trên Đài truyền hình Triều Tiên sang 6/1, nước này tuyên bố, với sự thành công hoàn hảo của bom nhiệt hạch lịch sử, Triều Tiên đã gia nhập hàng ngũ các quốc gia hạt nhân tiên tiến. Đồng thời, họ cũng cho biết, đây chỉ là quả bom thu nhỏ.

Thế giới phản ứng trước vụ thử bom H của Triều Tiên ảnh 1

Biên tập viên truyền hình Triều Tiên đọc thông báo nước này vừa thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch.

Hàn Quốc đã “mạnh mẽ lên án” cuộc thử nghiệm và cảnh báo Bình Nhưỡng sẽ phải trả giá vì bỏ qua dư luận quốc tế. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gọi đây là “mối đe dọa nghiêm trọng” đến Nhật Bản và là một “thách thức to lớn” đối với nỗ lực không phổ biến hạt nhân. Nhật Bản cũng đã tổ chức một cuộc họp khủng hoảng ở Tokyo.

Mỹ lại thận trọng hơn và nghi ngờ rằng nước này chưa thể xác định liệu tuyên bố của Triều Tiên có đúng như vậy hay không. Ông Ned Price, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nói: “Chúng tôi vẫn chưa thể xác nhận tuyên bố của Triều Tiên vào thời điểm này nhưng chúng tôi lên án bất cứ hành động nào vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an đồng thời kêu gọi Triều Tiên tuân thủ nghĩa vụ và cam kết quốc tế của mình”.

Thế giới phản ứng trước vụ thử bom H của Triều Tiên ảnh 2

Ông Price cho biết thêm, Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ các đồng minh của mình trong khu vực và sẽ “đáp trả thích hợp bất cứ hành động khiêu khích nào của Triều Tiên”. Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cũng họp thảo luận về vấn đề này.

Pháp cũng liền tổ chức một cuộc họp khẩn cấp. Ngay sau đó, văn phòng Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết trong một tuyên bố rằng nước Pháp lên án hành động trên của Bình Nhưỡng và kêu gọi “phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế”.

Sáng 6/1, một trận động đất mạnh 4,2 độ richter xảy ra gần khu vực thử hạt nhân của Triều Tiên khiến nhiều quốc gia lo ngại nước này thử hạt nhân. Vài tiếng sau, Triều Tiên đã chính thức tuyên bố nước này vừa thử bom nhiệt hạch.

Thế giới phản ứng trước vụ thử bom H của Triều Tiên ảnh 3

Hình ảnh về vụ thử bom H trên Đài truyền hình Triều Tiên sáng 6/1

Sau khi trận động đất xảy ra, Trung Quốc đã sơ tán người dân ở khu vực biên giới với Triều Tiên là thị trấn Yanji. Trái với dự đoán, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho rằng sẽ rất giận dữ khi biết thông tin về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.

Theo cố vấn đối ngoại chính phủ Trung Quốc, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh, ông Shi Yinhong khẳng định "Đương nhiên ông Tập Cận Bình sẽ hết sức tức giận, và ông sẽ tiếp tục trì hoãn tiến trình cải thiện quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

Trước đó, Triều Tiên từng ám chỉ sẽ thực hiện một cuộc thử hạt nhân để đáp trả chính sách thù địch của Mỹ và các nước đồng minh. Triều Tiên từng thử hạt nhân năm 2006, 2009 và 2013 khiến quốc tế lên án và Liên Hợp Quốc phải đưa ra các biện pháp trừng phạt.

An Mai

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.