"Hai vị tổng thống đồng ý nỗ lực tạo ra 'bản đồ ngoại giao' cho Syria trong vài tuần tới. Các cuộc thảo luận giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, khi cả hai bên đều muốn tìm ra một giải pháp chính trị cho vấn đề Syria dưới sự chứng kiến của LHQ, sẽ được tổ chức trong vài ngày tới" Điện Élysée tuyên bố.
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch quân sự tại Afrin, Tổng thống Pháp Macron đã bày tỏ sự quan ngại về tình hình chiến sự tại Syria.
Ông Macron cho biết: " Nếu chiến dịch quân sự này không thực sự phục vụ cho mục đích tiêu diệt khủng bố mà trở thành một cuộc xâm lăng lãnh thổ thì đây là vấn đề mà chúng tôi lo lắng".
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đã nhanh chóng phản hồi ông Macron, nói rằng Tổng thống Pháp đã "hiểu lầm" về chiến dịch chống khủng bố của Ankara tại Afrin.
"Cả thế giới hiểu và nên hiểu rằng Thổ Nhĩ Kỳ không tiến hành chiến dịch quân sự với tâm lý của kẻ xâm lược".
Theo hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan đã tìm cách trấn an người đồng cấp Macron rằng Ankara không quan tâm đến lãnh thổ Syria.
Từ ngày 20/1, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một chiến dịch quân sự, được gọi là "Cành Olive" tại khu vực Afrin của Syria, được kiểm soát bởi Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) và lực lượng dân quân người Kurd (YPG). Ankara tin rằng YPG có mối liên hệ với Đảng Lao động người Kurd (PKK) - tổ chức đã bị liệt vào danh sách khủng bố tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Phía Damascus đã phản đối chiến dịch quân sự của Ankara và tuyên bố đây là hành vi "xâm phạm lãnh thổ quốc gia".
Theo Sputnik