Triển lãm 'Niêm hoa' của nhóm G39: Khi vẽ một bông hoa cũng là thiền

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Triển lãm lấy tên từ điển tích "Niêm hoa vi tiếu," kể về sự ra đời của hoạt động thiền trong Phật giáo, coi câu chuyện này là mối đồng cảm chung về quan niệm sáng tác của mỗi thành viên nhóm họa sỹ.
Triển lãm ''Niêm hoa'' với hình minh họa là tác phẩm điêu khắc của Vũ Hữu Nhung.
Triển lãm ''Niêm hoa'' với hình minh họa là tác phẩm điêu khắc của Vũ Hữu Nhung.

Nhóm họa sỹ G39 sắp trở lại trong triển lãm tranh và gốm mang tên "Niêm hoa," được tổ chức tại Hà Nội trong các ngày từ 8/4 đến 20/4.

Cụ thể, triển lãm do Son Art & Culture Space tổ chức tại 20C Phan Đình Phùng (Ba Đình), khai mạc lúc 10 giờ thứ Bảy (8/4).

Tên của triển lãm được lấy từ điển tích nhà Phật - "Niêm hoa vi tiếu," kể về sự ra đời của thiền. "Niêm hoa vi tiếu" còn có tên gọi đầy đủ là "Niêm hoa thuấn mục phá nhan vi tiếu," có nghĩa là: Đưa hoa ra, trong chớp mắt thì chuyển mặt mỉm cười.

Theo các tài liệu về Phật giáo, giai thoại này kể về một buổi giảng pháp đặc biệt của Đức Phật Thích Ca với các học trò xuất chúng. Tại đây, Đức Phật không thuyết giảng, không dùng văn tự mà chỉ truyền tâm, trên tay cầm một bông sen. Cả lớp lặng lẽ dõi theo bông sen, lặng thinh, duy nhất có tôn giả Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Từ giây phút đó, thiền ra đời.

Câu chuyện này được coi là mối đồng cảm chung về quan niệm sáng tác của nhóm nghệ sỹ. Họ mang quan niệm của nhà Phật trong sáng tác, cho rằng trong mỗi người đều có "Phật tính," đi tu là trở về với chính mình, tìm ra lối biểu đạt riêng trong nghệ thuật.

Họa sỹ Lê Thiết Cương - người sáng lập nhóm chia sẻ: "Trong những con đường đi tìm mình, trở về mình, thì nghệ thuật là con đường đặc biệt, là con đường của cái đẹp. Cùng nở một nụ cười, cùng ngắm một bông hoa nở. Vẽ, vẽ một bông hoa cũng là thiền."

Với tinh thần ấy, triển lãm sẽ mang đến 40 tác phẩm nghệ thuật trên nhiều chất liệu. Các nghệ sỹ gồm Lê Thiết Cương, Chu Hồng Tiến, Bình Nhi, Nguyễn Quốc Thắng, Hồng Phương, Phương Bình, Đinh Công Đạt, Vũ Hữu Nhung. Theo đó, "bóng hoa" trong mỗi tác phẩm sẽ mang đến những nét đẹp riêng, cùng hiện diện bên nhau, hứa hẹn giống như một cuộc đối thoại của sự đa sắc, đa hình và đa diện, ẩn dưới tinh thần tĩnh lặng của thiền mà mỗi nghệ sỹ đem tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.