Triều Tiên cảnh báo thảm hoạ COVID-19

Mối đe dọa mới vừa xuất hiện ở Triều Tiên, với ca nghi nghiễm Covid-19 được công khai đầu tiên bên trong biên giới nước này.
Chủ tịch Kim Jong Un dự cuộc họp khẩn ở Bình Nhưỡng.
Chủ tịch Kim Jong Un dự cuộc họp khẩn ở Bình Nhưỡng.

Nhiều thập niên qua, các nhà lãnh đạo Triều Tiên luôn cam kết bảo vệ người dân khỏi thế giới bên ngoài, Mỹ hoặc các thế lực thù địch khác. Nhưng theo Bình Nhưỡng, nhân vật đào tẩu từ Hàn Quốc trốn về nghi nhiễm Covid-19 đang tạo ra một mối đe dọa nguy hiểm.

Hãng tin KCNA đưa tin, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã triệu tập một cuộc họp khẩn ngày 25/7, sau khi có tin người đàn ông đào tẩu trở lại thành phố Kaesong có thể bị nhiễm Covid-19.

Sau đó, ngày 27/7, các nhà chức trách  Hàn Quốc xác nhận người này đã vượt biên trở lại Triều Tiên. Bộ Y tế ở Seoul cho biết, họ chưa thể xác nhận đối tượng có nhiễm virus corona hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 nào hay không. Tuy nhiên, cảnh sát địa phương nói người này đang bị điều tra về tội tấn công tình dục.

KCNA đưa tin, người đào tẩu có các triệu chứng của Covid-19. Các tiếp xúc gần với người này hiện đang được kiểm tra và cách li. KCNA đồng thời cảnh báo về một "tình huống nguy hiểm" đang diễn tiến ở Kaesong mà có thể dẫn tới một "thảm họa hủy diệt và chết chóc".

Triều Tiên cảnh báo thảm hoạ COVID-19 ảnh 1

Ảnh: AP

Một số chuyên gia tin rằng, Triều Tiên - quốc gia 25 triệu dân nằm sát Trung Quốc - có thể đã tránh được những tác động của đại dịch vốn đã lây nhiễm cho hơn 16,6 triệu người và cướp đi mạng sống của gần 657.000 người khác trên toàn thế giới.

Có thể Triều Tiên không xác định được các ca nhiễm vì không đủ năng lực xét nghiệm, hoặc cô lập thành công các ổ dịch nhỏ nhưng không thông tin về việc này. Nhưng nếu người đào tẩu dương tính với virus và gây ra một ổ dịch lớn thì Covid-19 có thể biến thành một trong những mối đe dọa lớn nhất mà Chủ tịch Kim Jong Un phải đối mặt trong gần 9 năm ông lãnh đạo Triều Tiên.

Covid-19 đã chứng tỏ là một trong những thách thức khó khăn và chết chóc nhất đối với nhiều chính phủ trên thế giới. Nhưng với riêng ông Kim, thách thức này đặc biệt đáng lo.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, cơ sở hạ tầng yếu kém của Triều Tiên sẽ không thể kham nổi nhiệm vụ chữa trị cho một lượng lớn bệnh nhân nhiễm một loại virus nguy hiểm mà cộng đồng y tế toàn cầu cũng vẫn chưa thể hiểu hết. Đây có thể là lý do khiến chính quyền Kim Jong Un rất quyết liệt trong các nỗ lực ngăn chặn Covid-19.

Triều Tiên cảnh báo thảm hoạ COVID-19 ảnh 2

Chủ tịch Kim Jong Un dự cuộc họp khẩn ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP

Triều Tiên đã đóng cửa biên giới hồi tháng 1, sau khi xuất hiện thông tin về Covid-19 dù làm vậy khiến nước này thiệt hại lớn về kinh tế. Du lịch từ bên ngoài vốn đã rất hạn chế trước đại dịch nay gần như ở mức 0 - chủ yếu chỉ các nhà ngoại giao hoặc nhân viên viện trợ nước ngoài được phép tới nhưng họ phải trải qua cách li nghiêm ngặt.

Người Triều Tiên bình thường cũng không được phép đi xa khỏi nhà. Hồi đầu tháng 7, các nguồn tin ngoại giao ở Bình Nhưỡng nói với CNN rằng trên đường phố, mọi người bắt buộc phải đeo khẩu trang và thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội.

Nhưng những biện pháp trên có thể vẫn chưa đủ.

Khi nhận được thông tin trường hợp nghi nhiễm Covid-19 ở Kaesong, Chủ tịch Kim Jong Un đã ngay lập tức hành động. Ông ra lệnh phong tỏa thành phố này, cách li tất cả các quận và khu vực bên trong đó. Điều này cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên dường như nhận thức rất rõ thực tế virus đang tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho người dân của mình.

Theo Vietnamnet
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.