Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Kế hoạch của Trung Quốc trong 5 năm tới bao gồm lời kêu gọi giảm thiểu rủi ro và chuẩn bị cho các cuộc chiến pháp lý về các tranh chấp trên biển của họ, mà theo các nhà phân tích cho rằng phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng về Biển Đông.
Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông

Kế hoạch 5 năm mới cũng kêu gọi Trung Quốc xây dựng luật hàng hải cơ bản, một nhiệm vụ được thực hiện từ giai đoạn 5 năm trước đó.

“Chúng ta phải nghiên cứu các hoàn cảnh hiện tại, giảm thiểu rủi ro và chuẩn bị cho các cuộc đấu tranh pháp lý”, kế hoạch đến năm 2025 của Trung Quốc cho biết. “Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ các lợi ích quốc gia trên biển”.

Đây là kế hoạch 5 năm đầu tiên của Trung Quốc kể từ khi nước này từ chối tham gia vào một cuộc tranh chấp pháp lý năm 2016 với Philippines về vấn đề Biển Đông. Tòa án Hình sự Quốc tế đã bác bỏ các yêu sách bành trướng của Trung Quốc, cho rằng họ không có cơ sở pháp lý, nhưng chính quyền Bắc Kinh từ chối chấp nhận phán quyết và gọi đó là "một trò hề".

Zhu Feng, một chuyên gia về quan hệ quốc tế của đại học Nam Kinh, cho biết trong khi kế hoạch 5 năm mới không đề cập đến phán quyết đó, ngôn từ của nó cho thấy một cảm giác khủng hoảng đang gia tăng trên Biển Đông.

“Trung Quốc không muốn thấy một vụ kiện pháp lý khác nhưng có khả năng sẽ có một vụ kiện pháp lý, vì vậy việc chuẩn bị đang được tiến hành”, ông Zhu nhận định.

Các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông đã vấp phải sự phản đối của các quốc gia ASEAN, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.

Ông Wang Jiangyu, một chuyên gia luật quốc tế tại đại học Thành phố Hong Kong, cho biết việc nhấn mạnh tầm quan trọng của luật hàng hải không phải là điều mới mẻ đối với chính quyền Bắc Kinh.

“Nhưng thảo luận về nó trong một tài liệu cấp cao như vậy nói lên nhiều điều về niềm tin ngày càng tăng của Trung Quốc đối với nhu cầu sử dụng luật pháp quốc tế”, ông Wang nói. "Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn sẽ quyết định có tham gia vào các phiên tòa tùy vào từng trường hợp".

Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy xây dựng luật hàng hải cơ bản của riêng mình sau khi vướng vào các vụ tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.

Sẽ mất một thời gian để khung khái niệm và các chi tiết của luật hàng hải Trung Quốc được quyết định.

“Có một câu hỏi pháp lý lớn về những gì dự luật hàng hải cần phải có. Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Vì vậy, sẽ là vô nghĩa nếu lặp lại các luận điểm từ đó và khó có thể công khai trái với quy ước”, ông Wang Jiangyu chỉ ra.

Chuyên gia Zhu Feng từ đại học Nam Kinh cho biết luật này rất phức tạp và phải được áp dụng trong một thời gian dài. “Nếu nó bao gồm các điều khoản cụ thể về tranh chấp chủ quyền, nó sẽ khiến Trung Quốc khó thỏa hiệp hơn nữa".

Vào tháng 1 năm nay, Trung Quốc thông qua luật mới cho phép các tàu tuần duyên của họ bắn vào các tàu nước ngoài và phá dỡ các công trình được xây dựng trong vùng biển tranh chấp mà Trung Quốc tuyên bố là của mình.

"Đây là một điều luật gây tranh cãi, cá nhân tôi nghĩ rằng không phải là một điều xấu khi Trung Quốc thận trọng hơn với luật hàng hải", ông Zhu nói.

Theo SCMP
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.