Trung Quốc không bịt được lỗ hổng ứng phó dịch bệnh

Dù lên kế hoạch cải tổ hệ thống y tế, Trung Quốc dường như vẫn không cải thiện được khả năng xử lý các đợt bùng phát dịch bệnh, theo chuyên gia.

Các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng dù nỗ lực cải cách y tế được Trung Quốc thông báo hồi cuối tháng 5 không khắc phục được những "lỗ hổng" được phơi bày trong đại dịch Covid-19 và không giải quyết vấn đề giữ kín, kiểm duyệt thông tin. Các chuyên gia tin rằng đây chính là lý do một đợt bùng phát dịch nhỏ lẻ ở Vũ Hán hồi cuối năm ngoái biến thành đại dịch toàn cầu.

"Vấn đề lớn nhất ở Trung Quốc là chính quyền các địa phương sợ rằng dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội", Yang Gonghuan, cựu phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC), trụ sở tại Bắc Kinh, nói. "Họ không muốn báo chí lên tiếng, cũng không muốn những người như bác sĩ Lý Văn Lượng đưa ra cảnh báo".

Trung Quốc không bịt được lỗ hổng ứng phó dịch bệnh ảnh 1

Một phụ nữ đeo khẩu trang trên đường phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 3/4.- Ảnh: Reuters.

Lý Văn Lượng, một bác sĩ ở Vũ Hán, từng bị cảnh sát khiển trách khi tìm cách cảnh báo về dịch Covid-19 từ những ngày đầu tiên, sau đó qua đời vì nhiễm nCoV. Khi Lý cảnh báo về virus trong nhóm chat trực tuyến ngày 30/12/2019, công an Vũ Hán đã triệu tập và yêu cầu anh ký biên bản nói rằng mình tung tin đồn vô căn cứ và bất hợp pháp.

Đến ngày 20/1, Trung Quốc mới thừa nhận virus lây từ người sang người và các chính quyền địa phương mới bắt đầu áp dụng biện pháp quyết liệt để chống dịch.

Lãnh đạo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) Mã Hiểu Vỹ tháng này thừa nhận rằng cuộc đấu tranh nhằm ngăn chặn nCoV ở nước này đã bộc lộ một số thiếu sót, nhưng không nêu cụ thể.

Để khắc phục sai sót, Bắc Kinh tuyên bố hàng trăm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) trên cả nước sẽ được giao thêm nhiệm vụ phát hiện và ứng phó nhanh các dịch bệnh mới và kết nối chặt chẽ hơn với các bệnh viện và phòng khám. Tuy nhiên, các cải cách đến nay chỉ là những dự thảo hướng dẫn, không có chi tiết về thời gian triển khai.

"Một điều rất rõ ràng từ việc bùng phát Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Covid-19, đó là các yếu tố chính trị, thể chế đã làm phức tạp và ảnh hưởng đến toàn bộ khả năng ứng phó dịch bệnh của chính phủ", Yanzhong Huang, chuyên gia về y tế Trung Quốc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, nói. 

Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ  đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát vào tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc, khiến gần 8,6 triệu người nhiễm, gần 457.000 người chết. Trung Quốc ghi nhận hơn 80.000 ca nhiễm và 4.634 ca tử vong.

Vấn đề ứng phó dịch bệnh của nước này lại được chú ý sau khi Bắc Kinh báo cáo hơn 180 ca nhiễm mới tuần qua, biến thủ đô Trung Quốc thành vùng dịch nghiêm trọng nhất cả nước sau hơn 5 tuần không ghi nhận thêm người nhiễm.

Theo Vnexpress
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.