Trung Quốc và phương Tây tranh cãi về báo cáo của WHO

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mỹ và Anh đã chỉ trích gay gắt báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về nguồn gốc của đại dịch COVID-19, cũng như ngầm cáo buộc Trung Quốc “ngăn cản quyền truy cập dữ liệu".
Trung Quốc và phương Tây tranh cãi về báo cáo của WHO

Phương Tây chỉ trích

Tuyên bố mới nhất do 14 nước ký kết, bao gồm Mỹ, Anh, Canada và Australia, chỉ ra rằng cuộc điều tra của WHO "không đủ sâu rộng" và các chuyên gia đã phải vật lộn để tiếp cận nguồn dữ liệu trong chuyến thăm 4 tuần đến Vũ Hán hồi tháng 1, tờ The Guardian đưa tin.

Báo cáo được chờ đợi từ lâu của các chuyên gia do WHO chỉ định và các đối tác Trung Quốc cho biết đại dịch nhiều khả năng bắt nguồn từ một loài động vật trung gian giữa người và dơi.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cần tiếp tục kiểm tra giả thuyết rằng virus SARS-CoV-2 đã thoát ra khỏi phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán, mặc dù báo cáo cho rằng nó "cực kỳ khó xảy ra".

Tuyên bố của 14 quốc gia, vốn chỉ trích sự chậm trễ trong cuộc điều tra, kêu gọi hỗ trợ kịp thời cho các chuyên gia độc lập trong các đại dịch trong tương lai, và một lần nữa nhấn mạnh Trung Quốc đã cố tình can thiệp vào quá trình điều tra.

Đặc biệt, chính phủ Mỹ kêu gọi WHO thực hiện các động thái bổ sung để xác định nguồn gốc của COVID-19. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói với các phóng viên: “Có một giai đoạn thứ hai trong quá trình này mà chúng tôi tin rằng cần được dẫn dắt bởi các chuyên gia quốc tế và độc lập".

Trung Quốc đã nhiều lần bị cáo buộc cản trở cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch, bao gồm cả cuộc điều tra của WHO.

Các can thiệp diễn ra sau khi chính ông Tedros mô tả các vấn đề của nhóm chuyên gia tại Vũ Hán trong việc tiếp cận thông tin.

“Trong các cuộc thảo luận của tôi với nhóm chuyên gia, họ đã bày tỏ những khó khăn gặp phải khi truy cập dữ liệu thô", ông Tedros nói. “Tôi mong đợi các nghiên cứu hợp tác trong tương lai sẽ bao gồm việc chia sẻ dữ liệu toàn diện và kịp thời hơn".

Nhận xét của ông Tedros được đưa ra khi các thành viên trong nhóm điều tra thừa nhận có ảnh hưởng chính trị từ bên trong và bên ngoài Trung Quốc đối với họ nhưng khẳng định họ không bao giờ chịu áp lực phải loại bỏ "các yếu tố quan trọng" khỏi báo cáo của mình.

Trung Quốc khen ngợi

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đánh giá cao tính chuyên nghiệp và cách tiếp cận khoa học của các chuyên gia WHO thông qua báo cáo mới được công bố.

"Chúng tôi nhận thấy WHO đã công bố báo cáo nghiên cứu nguyên nhân nguồn gốc của COVID-19. Phía Trung Quốc đánh giá cao cách tiếp cận khoa học, tính chuyên nghiệp và nỗ lực của các chuyên gia quốc tế và Trung Quốc đã tham gia nghiên cứu này", hãng tin Sputnik dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc rằng virus SARS-CoV-2 đến từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán trong khi WHO cho biết trình tự gen được công bố chứng minh nó có nguồn gốc tự nhiên.

Trình bày báo cáo, Peter Ben Embarek, người dẫn đầu đoàn công tác đến Vũ Hán, cho biết họ đã không thể tìm thấy bằng chứng thông qua mạng lưới giám sát của Trung Quốc hoặc dữ liệu tử vong đối với các trường hợp mắc COVID-19 trước tháng 12 năm 2019.

“Về dữ liệu quan trọng, chúng tôi đã xem xét dữ liệu từ các hệ thống giám sát khác nhau, xem xét các trường hợp sốt và viêm phổi không xác địn và các hội chứng hô hấp”, ông Embarek nói trong một cuộc họp báo tại Geneva. “Chúng tôi đã xem xét 76.000 trường hợp có triệu chứng trước tháng 12 để tìm kiếm các trường hợp khả nghi, nhưng chúng tôi không phát hiện ra bất cứ điều gì".

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng vẫn có khả năng virus có thể đã xuất hiện trong cộng đồng vào đầu tháng 11 và một số trường hợp có thể đã ở nước ngoài.

Nhấn mạnh bản chất sơ bộ của cuộc điều tra, Ben Embarek cho biết công việc của họ cho đến nay “chỉ mới sơ khai” về hiểu biết của họ về nguồn gốc.

Mặc dù đã nghiên cứu dữ liệu mẫu từ số lượng lớn động vật hoang dã được nuôi nhốt, các nhà nghiên cứu không thể tìm thấy bằng chứng về COVID-19.

Phản ứng trước báo cáo, cựu ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người đã thúc đẩy giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm, cáo buộc rằng báo cáo là một sự che đậy do chính quyền Bắc Kinh hậu thuẫn.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?