Trường Gordonstoun - Ngôi trường 'Hoàng gia' với những đột phá tiên phong

[Ngày Nay] - Gordonstoun là tên ngôi trường nội trú danh giá gần 100 năm tuổi ở Scotland, nơi đã đào tạo ba thế hệ thành viên của Hoàng gia Anh. Ngôi trường được biết đến với triết lý giáo dục và cách làm đột phá, trong đó đặt mục tiêu trui rèn phẩm chất con người lên trên mọi kỳ thi.
Trường học Lâu đài Salem tại Đức do Kurt Hahn thành lập.
Trường học Lâu đài Salem tại Đức do Kurt Hahn thành lập.

Người sáng lập trường Gordonstoun, nhà giáo dục Kurt Hahn sinh ra tại Đức năm 1886 trong một gia đình Do Thái giàu có. Từ những trải nghiệm học đường của chính bản thân mình, Kurt Hahn ấp ủ ước mơ sáng tạo ra một trường học nơi học sinh có thể chủ động khám phá chứ không chỉ thụ động nghe giảng, một ngôi trường được thiết kế để giúp trẻ em tìm hiểu và phát triển những sở thích và đam mê của mình chứ không chỉ cày cuốc chuẩn bị cho các kỳ thi.

Trường Gordonstoun - Ngôi trường 'Hoàng gia' với những đột phá tiên phong ảnh 1

Kurt Hahn tại trường Gordonstoun, ảnh chụp năm 1938.

Thời sinh viên, Kurt Hahn trải qua một hành trình học tập tại đại học Oxford danh tiếng của Anh cũng như nhiều trường đại học khác nhau tại Đức. Tuy nhiên, con đường học hành của ông bị gián đoạn do cuộc Chiến tranh Thế giới I. Sống qua những ngày tháng chiến tranh đầy sự hận thù và nghi kị càng khiến cho ông trăn trở nhiều hơn về mục đích của giáo dục. Ông cảm thấy trong lòng thôi thúc một sứ mệnh thiết lập nền giáo dục có thể nuôi dưỡng và phát triển những con người sẵn sàng cho vai trò công dân của một thế giới mới khác thế giới hiện tại.

Trường Gordonstoun - Ngôi trường 'Hoàng gia' với những đột phá tiên phong ảnh 2

Nhà nguyện trong trường được xây dựng vào năm 1705.

Ý tưởng của ông được hiện thực hóa vào năm 1920, với sự ra đời của ngôi trường có tên Trường học Lâu đài Salem, một ngôi trường vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Trong vai trò nhà sáng lập và hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường này, Kurt Hahn đã thảo ra bộ nguyên tắc về giáo dục mà ông gọi là “Bảy luật Salem”, trong đó đưa ra tầm nhìn đột phá của một mô hình trường học mà việc phát triển các phẩm chất con người được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít và Đế chế thứ ba đã làm gián đoạn sự nghiệp trồng người của Kurt Hahn tại nước Đức. Không thể tiếp tục công việc giảng dạy một cách trung lập, Kurt Hahn sang Anh tị nạn năm 1933, và đã xây dựng một mô hình giáo dục thành công vang dội tại quê hương mới.

Gordonstoun - Cái nôi đào tạo 3 thế hệ Hoàng gia Anh

Một năm sau khi đến Scotland, Kurt Hahn sáng lập trường nội trú Gordonstoun tại một dinh thự cổ bên bờ Biển Bắc. Tại đây, ông nhanh chóng xây dựng thành công một mô hình giáo dục đặc sắc, được giới tinh hoa ngưỡng mộ. Nhiều nhân vật hàng đầu của hoàng gia Anh như Hoàng thân Philip và Thái tử Charles đã theo học tại đây. Gordonstoun vẫn còn tồn tại cho tới hôm nay và trở thành một trong những trường tư thục nội trú danh giá nhất của Vương quốc Anh. Nền tảng của mô hình giáo dục ở Gordonstoun cũng là Bảy luật Salem, được vận dụng vào các hoạt động nội và ngoại khóa phong phú.

Trường Gordonstoun - Ngôi trường 'Hoàng gia' với những đột phá tiên phong ảnh 3

Trường Gordonstoun ngày nay.

Kurt Hahn tâm đắc với lý tưởng Hy Lạp cổ đại về mục đích của giáo dục là tạo ra một con người hoàn chỉnh về tri thức, đạo đức, thẩm mỹ và thể chất. Do đó, mỗi ngày học tại Gordonstoun đều được bắt đầu bằng một cuộc chạy thể dục lúc sáng sớm, trước bữa ăn sáng.

Tuy nhiên, Kurt Hahn không hứng thú với các môn thể thao có tính ganh đua. Ông không ủng hộ việc các vận động viên học đường được tôn vinh như những ngôi sao. Thay vào đó, ông yêu cầu mỗi học sinh tại Gordonstoun tự tạo cho mình kế hoạch luyện tập riêng, trong đó đặt ra những thử thách để cá nhân có thể đạt tới một tiêu chuẩn thể chất đủ để cá nhân đó tự tin về bản thân.

“Bạn đòi hỏi nỗ lực tối đa từ mỗi học sinh”, Hahn nói. “Nỗ lực của một đứa trẻ chỉ nhảy cao 4 gang tay một cách vụng về cũng đáng trân trọng như nỗ lực của một đứa trẻ có thể nhảy cao 6 gang. Chiếc thắng trong lĩnh vực sở đoản thì luôn đáng ghi nhận hơn và mang lại cảm giác thỏa mãn hơn là chiến thắng trong lĩnh vực sở trường”.

Trường Gordonstoun cũng dạy học sinh về quyền năng của thất bại. Kurt Hahn cho rằng trẻ em cần trải nghiệm thất bại để có thể học cách kiên trì phấn đấu trong những hoàn cảnh khó khăn.

“Không có gì khó để giúp một đứa trẻ giành được thành công liên tiếp trong các lĩnh vực sở trường của mình. Theo cách đó, bạn sẽ mang lại cho chúng niềm vui trong hiện tại nhưng lại tước đi khả năng chiến đấu của chúng trong tương lai. Trách nhiệm của những nhà giáo dục là đặt trẻ em vào những môi trường mà chúng có thể dễ dàng thất bại và đừng coi nhẹ những thất bại đó”.

Giáo dục thực nghiệm

Kurt Hahn cũng được coi là một trong những cha đẻ của giáo dục thực nghiệm đương đại. Trong suốt thời gian ông đảm nhận vai trò hiệu trưởng của trường Gordonstoun, một trong những điểm nổi bật của giáo dục tại ngôi trường này là chương trình học có tên “Dự án”. Phạm vi các dự án mở rộng ra tất cả các lĩnh vực mà học sinh quan tâm.

Trường Gordonstoun - Ngôi trường 'Hoàng gia' với những đột phá tiên phong ảnh 4

Một giảng đường của trường Gordonstoun, ảnh do một cựu học sinh chụp năm 1935.

“Đó có thể là dự án khám phá, dự án nghiên cứu về âm nhạc hay hội họa”, Hahn viết. “Những dự án chỉ cần một tiêu chí chung duy nhất: Chúng phải có mục tiêu tinh tế và phải thể hiện sự tập trung, sự cần cù và tính kiên nhẫn cao”.

Các dự án mà những lứa học sinh đầu tiên của Gordonstoun đã thực hiện bao gồm nghiên cứu về các tác phẩm hội họa, đóng vỏ tàu thuyền, sửa xe hoặc sáng tác âm nhạc.

Bên cạnh đó, học sinh Gordonstoun cũng tham gia các lớp học kiểu truyền thống để chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển sinh đại học. Tuy nhiên, với Kurt Hahn, thi cử là phương tiện chứ không phải đích đến.

“Các kỳ thi là phương thức huấn luyện ý chí rất hiệu quả. Tôi sẽ không coi nhẹ chúng”, Hahn nói. “Tuy nhiên, tôi cũng chắc chắn rằng các dự án do học sinh tự lựa chọn và thực hiện với quyết tâm, mục tiêu và sự cần cù cao độ sẽ chạm đến kho tri thức đang được cất giấu theo một cách mà hiếm có kỳ thi nào làm được”.

Cách chấm điểm tại Gordonstoun

Một trong những cách làm đặc sắc khác trong mô hình giáo dục ở Gordonstoun là học sinh tự ghi chép bảng điểm của mình. Các học sinh cũng tự ghi chép những vi phạm kỷ luật như đi học muộn hoặc không làm bài tập. Đó là một phần của nội dung rèn luyện kỷ luật, trách nhiệm và sự chính trực với mỗi học sinh.

Bản đánh giá được Gordonstoun gửi tới phụ huynh học sinh sau mỗi kỳ học cũng không giống bản đánh giá của bất kỳ trường học nào khác. Nhà giáo dục Mỹ Joshua Miner từng giảng dạy ở Gordonstoun trong thập kỷ 50 nhận xét: “Hơn bất cứ nhà giáo dục nào tôi từng biết đến, Hahn thực hành triết lý giáo dục với hai mục tiêu song song: Rèn luyện cho học sinh khả năng đưa ra những nhận định thông minh và giúp học sinh phát triển sức mạnh bản thể của mình”.

Khám phá

Kurt Hahn tin rằng trong giáo dục cần đến những thử thách. Một trong những thử thách mà ông đặt ra cho các học sinh là tổ chức các cuộc thám hiểm trong rừng, trên núi hoặc trên biển. Những chuyến thám hiểm kéo dài nhiều ngày là cơ hội cho các học sinh học tập về cách sinh tồn trong tự nhiên.

“Kinh nghiệm cho thấy các chuyến thám hiểm là cách rất hiệu quả để rèn luyện một tính cách vững vàng”, Hahn nói. Ông tin rằng thiên nhiên là người thầy vĩ đại, giúp học sinh rèn luyện lòng can đảm, tính kiên trì và khả năng làm việc cùng nhau, cũng như trui rèn khả năng ứng biến trong mọi hoàn cảnh.

Sứ mệnh cứu hộ

Kurt Hahn cũng cho rằng yếu tố quan trọng nhất trong mô hình giáo dục tại Gordonstoun là sứ mệnh cứu hộ. Với ông, đây là bài học đạo đức hiệu quả nhất. Gordonstoun thành lập ba đội cứu hộ bao gồm cứu hộ trên núi, cứu hộ bờ biển và cứu hỏa. Các học sinh phải tham gia một trong ba đội cứu hộ này. Họ học cách hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp và tham gia vào các cuộc chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn trên núi va ngoài biển thực sự. Khi có báo động, các học sinh nhanh chóng hành động như những nhân viên cứu hộ thực thụ.

Một cảnh tượng thường thấy ở Gordonstoun là học sinh được huy động ngay giữa buổi học hoặc trong giấc ngủ để đi dập đám cháy. Và điều này đối với Kurt Hahn là thành tố quan trọng nhất trong giáo dục tại Gordonstoun, quan trọng hơn cả các dự án và các kỳ thi.

“Trải nghiệm giải cứu đồng loại trong tình thế hiểm nguy, hoặc đơn giản chỉ là trải nghiệm luyện tập một cách thực tế để sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết, sẽ củng cố ý niệm về sức mạnh bản thân trong mỗi cá nhân mà trong đó, sự đồng cảm trở thành động lực chính”, Hahn viết.

Cho đến ngày hôm nay, học sinh Gordonstoun vẫn đang phụng sự trong các sứ mệnh cứu hộ cứu nạn. Từ ba đội cứu hộ ban đầu, tới nay ngôi trường đã có đến 12 đội cứu hộ trong các lĩnh vực khác nhau.

BẢY LUẬT SALEM

1. Cho trẻ em cơ hội tự khám phá bản thân
“Mỗi đứa trẻ đều có một ‘đam mê lớn lao’ nhưng đam mê này thường bị ẩn giấu và không được hiện thực hóa tới cuối cuộc đời… Nhưng nó có thể hé lộ khi đứa trẻ có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động khác nhau”.

2. Cho trẻ trải nghiệm cả chiến thắng và thất bại
“Salem tin rằng bạn cần phải khám phá cả thế mạnh và điểm yếu của một đứa trẻ. Hãy cho phép trẻ em tham gia vào những trải nghiệm mà chúng có khả năng thất bại cao, và đừng cho qua những thất bại đó. Hãy dạy trẻ cách vượt lên trên thất bại”.

3. Cho trẻ em cơ hội được cống hiến
“Ngay cả trẻ em cũng cần phải đảm nhận những trọng trách đối với cộng đồng”.

4. Cho trẻ thời gian tĩnh tâm
“Nếu thế hệ hôm nay không học thói quen im lặng và suy ngẫm, họ sẽ bị nhấn chìm trong xã hội ồn ào và căng thẳng của hiện tại”.

5. Nuôi dưỡng trí tưởng tượng
“Trí tưởng tượng cần được vận động, nếu không nó sẽ trở nên tê liệt giống như cơ bắp lâu ngày không vận động. Quyền năng phản kháng lại áp lực hiện tại không thể tự có, mà phụ thuộc vào khả năng có tầm nhìn, kế hoạch và kỳ vọng cho tương lai”.

6. Các cuộc thi tài là quan trọng nhưng không phải là tất cả
“Các vận động viên không thiệt thòi khi được xếp đúng thứ hạng của mình. Thực chất là khi bạn đánh bại ai đó, bạn đang trả lại phẩm giá cho họ”.

7. Trẻ em danh gia vọng tộc cần phải thoát khỏi tâm lý đặc quyền đặc lợi
“Những đứa trẻ con nhà khá giả giao du với nhau sẽ không có cơ hội trở thành những người trưởng thành có khả năng vượt lên hoàn cảnh. Chúng cần chia sẻ trải nghiệm học đường với bạn học đến từ các gia đình nghèo”.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.