Truyền thông Ấn Độ quay lưng với Thủ tướng Modi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hồi đầu tháng này, Om Gaur - biên tập viên nổi tiếng của nhật báo Dainik Bhaskar, một trong những tờ báo bán chạy nhất thế giới, đã nghe tin về nhiều xác chết được thả trôi trên sông Hằng ở Bihar, một bang ở miền Đông Ấn Độ.
Truyền thông Ấn Độ quay lưng với Thủ tướng Modi

Với mức độ phân hủy của các xác chết, quan chức bang Bihar nghi ngờ chúng xuất phát từ thượng nguồn - có thể là từ bang Uttar Pradesh, bang đông dân cư nơi Om Gaur sinh sống. Vì vậy, ông đã cử một đội ngũ gồm 30 phóng viên đến hơn 27 quận để điều tra về tình trạng trên.

Sau nhiều giờ tìm kiếm, nhóm phóng viên đã phát hiện hơn 2.000 thi thể trôi nổi hoặc bị chôn vùi dọc theo bờ sông Hằng. Tờ báo Dainik Bhaskar sau đó đã đăng tải một bài viết với tiêu đề "Sông Hằng là nỗi hổ thẹn" vào tuần trước.

"Tôi chưa bao giờ chứng kiến những điều như vậy trong sự nghiệp kéo dài 35 năm của mình", ông Gaur chia sẻ.

Trong nhiều tuần qua, Ấn Độ đang bị nhấn chìm trong làn sóng bùng phát dịch bệnh COVID-19 với hàng triệu ca mắc mới. Tính đến nay, đã có gần 300.000 ca tử vong liên quan đến COVID-19 được Bộ Y tế nước này ghi nhận, dù con số thực tế có thể gấp nhiều lần.

Trong khi số người mắc bệnh đang gia tăng chóng mặt, các nhà báo như Om Gaur không chỉ tập trung thông tin về tình hình đại dịch trong nước. Họ cũng đang đấu tranh cho sự minh bạch và trách nhiệm giải trình từ phía chính phủ, vốn đang cố gắng kiểm soát những lời chỉ trích nhắm vào Thủ tướng Narendra Modi.

Truyền thông Ấn Độ quay lưng với Thủ tướng Modi ảnh 1

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày càng "mất điểm" trong mắt dư luận Ấn Độ.

Thủ tướng Modi ban đầu bị báo chí quốc tế chỉ trích vì đã không tiến hành mọi biện pháp để ngăn chặn thảm kịch xảy ra. Chính quyền New Delhi thậm chí đã yêu cầu Twitter xóa các tweet về tình hình dịch bệnh trong nước, mà phần lớn đều đặt trách nhiệm lên phía chính phủ.

Thủ hiến bang Uttar Pradesh – một đồng minh thân cận của ông Modi, cũng bị cáo buộc đe dọa người dân và các nhà báo đưa tin về tình trạng thiếu oxy y tế ở bang này.

"Mọi người đã nói với tôi rằng đừng đấu tranh chống lại chính phủ", ông Om Gaur chia sẻ.

Tuy nhiên, Om Gaur không chỉ đưa tin cáo buộc chính phủ Ấn Độ cung cấp dữ liệu thiếu trung thực, mà còn chỉ trích chính quyền về cách thức xử lý thi thể người bệnh. Giờ đây, giới chức Ấn Độ đã bắt đầu thực hiện các biện pháp tuần tra trên sông để ngăn chặn việc vứt, thả trôi xác chết.

"Các quan chức chính phủ đã cố gắng ngăn chặn việc đưa tin của chúng tôi nhiều lần trong những ngày qua, thậm chí còn đe dọa khởi kiện chúng tôi ra tòa", Gaur nói.

Sau khi bài báo đầu tiên được đăng tải, ông Gaur đã tiếp tục đưa tin về thực trạng các thi thể bị thả trôi trên sông Hằng và quy trách nhiệm cho giới chức địa phương về cuộc khủng hoảng này - không chỉ ở bang Uttar Pradesh, mà còn ở các bang khác của Ấn Độ.

Báo chí vào cuộc

Những người chỉ trích chính phủ Ấn Độ - từ các chính trị gia phe đối lập, thẩm phán cho đến những người dân, thậm chí cả một tạp chí y khoa uy tín, đều cho rằng bất chấp quy mô của thảm kịch lần này, chính quyền Modi chỉ muốn xử lý khủng hoảng uy tín hơn là dập tắt dịch bệnh.

Trong khi đó, chính phủ Ấn Độ nói rằng họ muốn ngăn chặn các cá nhân lan truyền thông tin giả mạo hoặc gây hiểu lầm. Để ghi nhận được những câu chuyện thực tế, nhiều hãng truyền thông đã thực hiện một số hình thức điều tra.

Truyền thông Ấn Độ quay lưng với Thủ tướng Modi ảnh 2

Nhiều tờ báo địa phương tại Ấn Độ đang phải tự điều tra để xác thực số người chết vì COVID-19.

Theo một báo cáo khiến nhiều độc giả ngỡ ngàng, các phương tiện truyền thông của Ấn Độ ngày càng phụ thuộc vào chính quyền của Thủ tướng Modi kể từ khi ông lên nắm quyền 7 năm trước.

Đảng cầm quyền tại nước này đã sử dụng một loạt các biện pháp, từ việc ngăn các nhà quảng cáo hợp tác với các tòa soạn, cho đến đóng cửa các tòa soạn, để đảm bảo hoạt động thông tin báo chí tuân theo ý muốn của chính phủ.

“Truyền thông chính thống, đặc biệt là truyền hình, đã che đậy những thất bại của chính quyền Thủ tướng Modi, ngay cả khi luôn bày tỏ quan điểm trung lập”, ông Abhinandan Sekhri, Giám đốc điều hành của trang tin điện tử Newslaundry cho biết.

Tuy nhiên, những tờ báo như Dainik Bhaskar "đã không chịu khuất phục và tiếp tục theo dõi những động thái chính phủ" khi liên tục đưa tin về tình hình đại dịch trong nước, dù một số kênh truyền hình nổi tiếng vẫn "nịnh bợ không ngừng", ông Sekhri chia sẻ thêm.

Tại bang Gujarat quê hương của ông Modi, ba tờ báo tiếng địa phương hàng đầu gồm: Sandesh, Divya Bhaskar và Gujarat Samachar, đã liên tục đi điều tra tình hình dịch bệnh thực tế và đặt câu hỏi về tính chính xác của các số liệu do chính phủ công bố.

Vào giữa tháng 5, tờ Divya Bhaskar cho biết bang Gujarat đã cấp gần 124.000 giấy chứng tử trong vòng 71 ngày, nhiều hơn khoảng 66.000 trường hợp so với cùng thời điểm hồi năm ngoái. Tuy nhiên, chính quyền bang này lại báo cáo rằng chỉ có 4.218 ca tử vong có liên quan đến COVID-19 .

Trong khi đó, vào ngày 9/5, tờ Gujarat Samachar đã chỉ trích quyết định của chính quyền Modi trong việc thúc đẩy kế hoạch tái thiết Quốc hội trị giá 2,8 tỷ USD qua một bài viết với tiêu đề: "Khi người dân đứng trước ranh giới sinh – tử, quan chức đang trở nên độc tài".

Truyền thông Ấn Độ quyết tâm theo đuổi sự thật?

Báo cáo trách nhiệm giải trình hay tin bài điều tra không phải là hình thức đưa tin chủ yếu của nhiều hãng truyền thông hàng đầu của Ấn Độ trong vài năm qua. Nhưng trong thời điểm các ca mắc mới liên tục gia tăng không kiểm soát trên khắp cả nước, họ buộc phải lựa chọn hình thức này để có thể đưa tin chính xác về tình hình dịch bệnh.

"Đại dịch làm ảnh hưởng đến 99% dân số. Những hãng truyền thông cũng là những nhà kinh doanh khôn ngoan và họ biết rằng việc tuân theo đường lối của chính phủ vào thời điểm này là vô nghĩa", ông Mahesh Langa, một nhà báo của tờ The Hindu bình luận.

Tuy nhiên, việc đưa tin chỉ trích chính phủ cũng đồng nghĩa với việc các hoạt động kinh doanh của các hãng truyền thông và tòa soạn sẽ bị ảnh hưởng lớn, bởi chính phủ đề ra chính sách điều tiết hoạt động của lĩnh vực này. Việc công khai đưa tin đúng sự thật đôi khi có thể khiến các nhà báo gặp rắc rối.

"Ấn Độ là một trong những quốc gia nguy hiểm nhất thế giới đối với các nhà báo cố gắng thực hiện công việc của họ một cách chính đáng", theo Tổ chức Phóng viên không biên giới, quốc gia này đứng thứ 142/180 trong đánh giá xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới.

Bất chấp những thách thức trên, nhiều nhà báo Ấn Độ vẫn bày tỏ sẵn sàng tiếp tục cố gắng theo đuổi sự thật.

Truyền thông Ấn Độ quay lưng với Thủ tướng Modi ảnh 3

Trang bìa của tạp chí Outlook châm biếm vai trò "tàng hình" của chính phủ Ấn Độ trong việc xử lý dịch bệnh.

Vào tuần trước, tạp chí Outlook của Ấn Độ đã gây chấn động trên Twitter khi sử dụng trang bìa của số mới để chỉ trích chính phủ với thiết kế dưới dạng một áp phích tìm người mất tích.

"Đây không phải là một hành động dũng cảm của chúng tôi", ông Ruben Banerjee, Tổng biên tập của Outlook, chia sẻ. "Chúng tôi chỉ đang đưa tin một cách khách quan. Ở Ấn Độ, mọi người đang cảm giác như bị bỏ rơi".

Theo CNN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?