Việt Nam đồng tổ chức thảo luận về bảo vệ nguồn nước trong xung đột vũ trang

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 24/5, phái đoàn Việt Nam tại LHQ đã cùng với phái đoàn Thụy Sĩ, Senegal, Slovenia, Quỹ Nhi đồng trẻ em (UNICEF), Hội Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC), Tổ chức vì hòa bình (PAX) đã tổ chức cuộc thảo luận trực tuyến với chủ đề “Bảo vệ nguồn nước và cơ sở hạ tầng cung cấp nước trong xung đột vũ trang”.
Việt Nam đồng tổ chức thảo luận về bảo vệ nguồn nước trong xung đột vũ trang

Sự kiện này nằm trong khuôn khổ Tuần lễ LHQ về bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang năm 2022. Tham dự thảo luận có đại diện các nước thành viên LHQ, các tổ chức quốc tế có liên quan, các tổ chức nhân đạo và bảo vệ trẻ em.

Tại cuộc thảo luận, các đại biểu đều chia sẻ quan ngại về hậu quả nghiêm trọng của việc phá huỷ hoặc làm ô nhiễm nguồn nước trong xung đột vũ trang, cũng như những tác động tiêu cực của vấn đề này, đến môi trường sống và cuộc sống lâu dài của người dân trong đó có những đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em. Tình trạng này diễn ra tại nhiều khu vực xung đột, điểm nóng trên thế giới, từ Trung Đông tới Bắc Phi, trong đó có nhiều vấn đề đang trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an (HĐBA). Đại biểu nhiều nước và tổ chức đánh giá cao Nghị quyết 2573 (2021) của HĐBA do Việt Nam chủ trì đề xuất về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với cuộc sống của người dân. đồng thời kêu gọi tăng cường thực thi các nghĩa vụ theo luật nhân đạo quốc tế có liên quan và sự tham gia sâu hơn của HĐBA trong vấn đề này.

Phát biểu tại cuộc thảo luận, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ, khẳng định Việt Nam nhìn nhận an ninh nguồn nước là nền tảng của hòa bình, ổn định và phát triển cho mọi quốc gia và cộng đồng; đồng thời bày tỏ lo ngại về những hệ lụy nhân đạo và khó khăn gây ra bởi việc phá hủy tài nguyên nước và cơ sở hạ tầng cung cấp nước trong các cuộc xung đột vũ trang ở nhiều nơi, trong đó có khu vực châu Phi và Trung Đông khiến nhiều người bị mất nơi cư trú, gây ra các vấn đề về khủng hoảng di cư và y tế công.

Đại sứ cho biết trong tháng 4/2021 khi Việt Nam giữ chức Chủ tịch, HĐBA LHQ đã nhất trí thông qua Nghị quyết 2573 về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với cuộc sống của người dân, trong đó có hệ thống nước. Nghị quyết đã được 64 quốc gia thành viên LHQ đồng bảo trợ, trong đó có tất cả 15 nước thành viên HĐBA, qua đó khẳng định cam kết mạnh mẽ của HĐBA về bảo vệ dân thường, thúc đẩy tuân thủ luật nhân đạo quốc tế.

Đại sứ kêu gọi tất cả các bên liên quan nâng cao nhận thức và thúc đẩy thực hiện các nghĩa vụ theo luật nhân đạo quốc tế; khuyến khích HĐBA thảo luận nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể hơn nữa nhằm giải quyết những thách thức của việc mất an ninh nguồn nước trong xung đột vũ trang.

Tuần lễ bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang năm 2022 diễn ra từ ngày 23 đến 27/5. Đây là năm thứ 5 diễn ra hoạt động này. Trong khuôn khổ tuần lễ, các quốc gia, cơ quan của LHQ, các tổ chức phi chính phủ phối hợp tổ chức một loạt hoạt động, cuộc họp cũng như thảo luận mở của HĐBA về vấn đề bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang để nâng cao nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và xây dựng đồng thuận cũng như các chuẩn mực về vấn đề này.

Trong các vấn đề được trao đổi trong khuôn khổ tuần lễ, an ninh nguồn nước ngày càng được quan tâm trong các năm gần đây. Chủ đề này đã được thảo luận tại một số phiên họp của HĐBA LHQ cũng như tại nhiều cuộc trao đổi theo các cơ chế khác nhau tại LHQ, giúp thu hút hơn sự quan tâm của quốc tế đối với các hệ lụy của vấn đề mất an ninh nguồn nước cũng như các hành động gây tác động tiêu cực về lĩnh vực này.

Người học chuyên ngành tâm thần, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, pháp y được hỗ trợ học phí
Người học chuyên ngành tâm thần, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, pháp y được hỗ trợ học phí
(Ngày Nay) -  Nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt toàn khóa học cho người theo học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của nhà nước. Đây là nội dung mới của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.
Ảnh minh họa
Ghi nhận thêm trường hợp tử vong, Đắk Lắk tăng cường giám sát ổ dịch dại trên người
(Ngày Nay) -  Chiều 27/11, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk Hoàng Hải Phúc cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là trường hợp tử vong thứ 4 nghi do bệnh dại trên địa bàn tỉnh trong năm 2023.
Ảnh minh họa
Nâng cao nhận thức nuôi con bằng sữa mẹ, giúp trẻ phát triển toàn diện
(Ngày Nay) -  Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời bảo vệ trẻ trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm ngày một gia tăng. Sữa mẹ có đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo và các vitamin, khoáng chất, với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ, phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, trí tuệ, phòng được suy dinh dưỡng, giảm nguy cơ béo phì ở trẻ…
Ảnh minh họa
Bộ Công an ra quân xử lý vi phạm về nồng độ cồn, tai nạn giao thông giảm sâu
(Ngày Nay) -  Từ ngày 30/8/2023 đến ngày 15/10/2023, thực hiện kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tổng kiểm soát xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô vận tải hàng hóa bằng container và xử lý các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, các tổ công tác của Bộ Công an đã triển khai ở 58 địa phương, qua đó phát hiện bàn giao cho công an địa phương 6.119 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.