WHO chỉ ra các yếu tố gây ra cuộc khủng hoảng ở Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết làn sóng COVID-19 thứ hai ở Ấn Độ bắt nguồn từ một loạt các nguyên nhân như tụ tập đông người, tỷ lệ tiêm chủng thấp và sự xuất hiện của nhiều biến thể dễ lây lan hơn.
WHO chỉ ra các yếu tố gây ra cuộc khủng hoảng ở Ấn Độ

Phát biểu hôm thứ Ba, người phát ngôn của WHO Tarik Jašarević cho biết không nên đổ lỗi cho các đột biến của virus SARS-CoV-2 là nguyên nhân duy nhất gây ra thảm họa y tế nhấn chìm Ấn Độ trong những tuần gần đây mà cho rằng hành vi tự mãn cũng đã đóng một vai trò quan trọng dẫn tới tình trạng hiện tại.

Một biến thể virus được tìm thấy ở Ấn Độ, biến thể B1617 với hai đột biến, được cho là có khả năng lây nhiễm cao hơn, theo một số tài liệu khoa học sơ bộ.

“Mức độ mà những biến đổi của virus này là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng các ca bệnh trong nước vẫn chưa rõ ràng, vì có những yếu tố khác như các cuộc tụ tập đông người cũng có thể đẩy mạnh số ca lây nhiễm", ông Jašarević chỉ ra.

WHO cũng cho biết đang có một áp lực "không cần thiết" đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ khi ngày càng nhiều bệnh nhân đổ tới các bệnh viện trong khi vẫn có thể điều trị tại nhà.

Ông Jašarević nhấn mạnh rằng chỉ có khoảng 15% bệnh nhân COVID-19 cần được điều trị tại bệnh viện và thúc giục các nhà chức trách Ấn Độ có biện pháp sàng lọc và phân loại bệnh nhân hiệu quả để đảm bảo mọi người đều được điều trị đúng cách.

Vào thứ Ba, Ấn Độ tiếp tục ghi nhận hơn 300.000 ca mắc mới và tổng cộng 2.771 ca tử vong do COVID-19. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế tin rằng con số chính thức cao hơn nhiều, khi các bang đông dân như Uttar Pradesh và Gujarat báo cáo không chính xác số liệu.

Trong khi ở New Dehli, các cơ sở xét nghiệm đã quá tải khiến nhiều người có biểu hiện không được kiểm tra. Các bác sĩ Ấn Độ cho biết tỷ lệ dương tính ở thủ đô Ấn Độ tiếp tục tăng lên 35%, trong khi ở thành phố Kolkata (bang Tây Bengal), nơi đang tiến hành các cuộc bầu cử cấp bang, giới chức y tế cho biết con số này là gần 50%.

WHO cùng các quốc gia đang tiến hành gửi viện trợ khẩn cấp cho Ấn Độ, quốc gia này đang thiếu trầm trọng các thiết bị y tế.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết sẽ gửi 4.000 thiết bị tạo oxy y tế tới Ấn Độ và triển khai lại hơn 2.000 chuyên gia ở Ấn Độ để hướng tới các nỗ lực ứng phó với đại dịch.

Bình luận
Viettel khởi công trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quy mô siêu lớn đầu tiên tại Việt Nam
Viettel khởi công trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quy mô siêu lớn đầu tiên tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 23/4/2025, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức Lễ khởi công trung tâm dữ liệu & Nghiên cứu phát triển công nghệ cao Viettel tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Đây sẽ là trung tâm dữ liệu (TTDL) quy mô siêu lớn, thuộc Top 10 khu vực Đông Nam Á.
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng chia cổ tức 15% bằng tiền mặt và cổ phiếu
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng chia cổ tức 15% bằng tiền mặt và cổ phiếu
(Ngày Nay) - Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – HOSE: TPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Tại đại hội, cổ đông thống nhất thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng, đặc biệt là phương án chia cổ tức 10% bằng tiền mặt, 5% bằng cổ phiếu.