Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đã cùng ký tuyên bố với giám đốc điều hành của UNICEF Henrietta Fore, chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế Peter Maurer,...trong đó nhấn mạnh rằng: "Thế giới của 10 năm tới có thể sẽ trở nên công bằng, đa dạng và nhân văn hơn. Hay nó sẽ chìm trong những xung đột, bất an và nghèo đói. Chúng ta đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng”.
Đồng thời, tuyên bố cũng kêu gọi các quốc gia thúc đẩy quyền tiếp cận vaccine một cách công bằng, đồng thời chia sẻ kiến thức và chuyên môn, bởi không có quốc gia nào đứng ngoài vòng xoáy đại dịch COVID-19.
“Chúng tôi, những người đã ký vào bản tuyên bố này, thay mặt các tổ chức đại diện cho các cộng đồng trên khắp thế giới. Chúng tôi luôn phối hợp chặt chẽ với những người bị ảnh hưởng bởi xung đột, thảm họa, nạn đói, do đó hiểu biết được những thách thức to lớn mà họ phải đối mặt - cũng như khả năng phục hồi của họ trong cả những tình huống tồi tệ nhất.
Vào năm 2021, nền kinh tế thế giới đang đối mặt với cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ năm 1945. Đối với một số quốc gia, tình trạng này sẽ khiến cho tình trạng đói nghèo ở một số quốc gia ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nó cũng có thể sẽ mang đến cái đói và chết chóc ở một số nước. Những hệ luỵ từ đại dịch sẽ vẫn còn tồn tại trong một thời gian dài tới đây. Nó sẽ tiếp tục có những tác động nhất định đến nền kinh tế thế giới, và đi cùng với đó là những ảnh hưởng mà con người đang phải hứng chịu. Nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, đã nghỉ học và nhiều khả năng chúng sẽ không trở lại trường.
Để có thể ngăn chặn được những hệ luỵ này, thế giới phải đảo ngược được những tác động tiêu cực của dịch bệnh với sức khoẻ con người, tuy nhiên đây cũng được xem là một thách thức thách thức lớn", tuyên bố trên chỉ ra.
Các nhà lãnh đạo cũng đang bám sát vào cơ chế chia sẻ vaccine COVAX: “Hiện chúng tôi đang nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng vaccine đến được với mọi người trên khắp thế giới. Tuy nhiên, trong mục đích ban đầu, COVAX chỉ có thể tiếp cận 20% dân số trên toàn cầu – những đối tượng dễ bị tổn thương nhất ở các nước thu nhập thấp – tính đến cuối năm 2021, nhưng mục tiêu vẫn chưa rõ liệu có thể đạt được hay không”.
“Đã đến lúc cần có sự lãnh đạo quyết đoán hơn. Đây là cơ hội duy nhất để các quốc gia và các tổ chức trên toàn thế giới giải quyết tình trạng bất bình đẳng toàn cầu và cải thiện một số hậu quả từ đại dịch trong năm qua. Khi đó, họ sẽ mang lại hy vọng không chỉ cho những người nghèo nhất trên thế giới, mà cho tất cả chúng ta”, tuyên bố kết luận.