WHO: Dịch bệnh đang bỏ xa nỗ lực tiêm chủng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo rằng các nỗ lực tiêm chủng trên thế giới chưa thể bắt kịp diễn biến của dịch bệnh và cho rằng cam kết viện trợ vaccine của các nước G7 là quá ít và quá muộn.
WHO: Dịch bệnh đang bỏ xa nỗ lực tiêm chủng

“Đây là một sự trợ giúp lớn, nhưng chúng tôi cần nhiều hơn và nhanh hơn. Hiện tại, virus đang lây lan nhanh hơn so với nỗ lực phân phối vaccine trên toàn cầu", Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại một cuộc họp báo. "Hơn 10.000 người đang chết mỗi ngày, những cộng đồng này cần vaccine, và họ cần ngay bây giờ, chứ không phải năm sau".

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo G7 cam kết quyên góp cho thế giới 1 tỷ liều vaccine, tuy nhiên các nhà lãnh đạo y tế toàn cầu, trong đó có ông Tedros, cảnh báo rằng nỗ lực của các nước G7 vẫn là quá ít, quá muộn, trong bối cảnh thế giới cần tới 11 tỷ liều vaccine.

Tình hình tiêm chủng giữa các nước phát triển và các nước thu nhập thấp có một sự chênh lệch rõ rệt, mà theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới thì tỷ lệ này là 73.

Hiện nay cơ chế chia sẻ vaccine COVAX đã vận chuyển hơn 87 triệu liều vaccine đến 131 quốc gia, con số ít hơn nhiều so với dự đoán. WHO muốn ít nhất 70% dân số thế giới được tiêm chủng vào cuộc họp tiếp theo của G7 ở Đức vào năm tới. “Để làm được điều đó, chúng tôi cần 11 tỷ liều. Các nước G7 và G20 có thể biến điều này thành hiện thực", ông Tedros nói.

Tổ chức Bác sĩ không biên giới đã đặt câu hỏi về mức độ chân thành của G7 trong việc chia sẻ vaccine cho toàn cầu.

“Chúng tôi cần thấy rõ hơn về số liều thực tế được tặng và chính xác sẽ mất bao lâu để biến những cam kết của họ thành tác động thực sự và khả năng tiếp cận”, chuyên gia Hu Yuanqiong nói.

Cũng như chia sẻ liều lượng, kế hoạch chống đại dịch G7 bao gồm các cam kết ngăn chặn đại dịch trong tương lai: giảm thời gian phát triển và cấp phép vaccine xuống dưới 100 ngày, tăng cường giám sát toàn cầu và củng cố WHO.

Nhiề chuyên gia y tế nhấn mạnh cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề bảo hộ bằng sáng chế vaccine ngằ COVID-19 để thúc đẩy sản xuất.

Các cuộc đàm phán chính thức về việc đình chỉ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ vaccine, cũng như các công cụ y tế khác cần thiết để chống lại đại dịch, vừa bắt đầu tại Tổ chức Thương mại Thế giới sau nhiều tháng tranh luận gay gắt.

"Các nhà lãnh đạo G7 nói rằng họ muốn tiêm chủng cho thế giới vào cuối năm tới, nhưng hành động của họ cho thấy họ quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ độc quyền và bằng sáng chế của những gã khổng lồ dược phẩm”, chuyên gia Max Lawson từ tổ chức Oxfam cho biết.

Theo The Guardian
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).