Sẽ luật hóa tội kinh doanh đa cấp trái phép

(Ngày Nay) - Dù bị siết chặt hoạt động, giảm mạnh thành viên trong năm 2016, các công ty đa cấp vẫn gây choáng với doanh thu khủng lên tới hơn 7.800 tỷ đồng. 
Sẽ luật hóa tội kinh doanh đa cấp trái phép
Bộ Công Thương cho biết, sẽ đề xuất đưa tội “kinh doanh đa cấp trái phép” vào Bộ luật Hình sự nhằm ngăn chặn tình trạng dân nghèo bị vòi bạch tuộc đa cấp tấn công.
Kinh doanh đa cấp vẫn thu tiền khủng
Trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về quản lý kinh doanh đa cấp mới đây, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, trước sự “truy quét” quyết liệt của cơ quan quản lý, số lượng người tham gia bán hàng đa cấp tính đến cuối năm 2016 đã giảm xuống còn 637.637 người, giảm 212.363 người so với cuối năm 2015.
Riêng với công ty đa cấp tai tiếng và có quy mô lớn nhất thị trường là Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, tính đến hết tháng 4/2017, sau khi tiến hành chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, số lượng người tham gia công ty này giảm xuống còn 472.000 người, giảm 44% so với cuối năm 2015.
Cùng với việc giảm số người tham gia, tổng doanh thu bán hàng đa cấp năm 2016 cũng giảm 200 tỷ, đạt khoảng 7.800 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng đa cấp chủ yếu đến từ thực phẩm chức năng (59%) và mỹ phẩm (24%). Doanh thu từ đồ gia dụng chiếm 6,6%, doanh thu từ quần áo thời trang chiếm 2%, doanh thu từ thiết bị chiếm 0,5%, còn lại 8,2% là các mặt hàng khác.
Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, thực tế cũng cho thấy, đóng góp của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp tạo ra thu nhập và việc làm không rõ ràng. Cụ thể, tổng số hoa hồng và các lợi ích kinh tế khác chi trả cho người tham gia bán hàng đa cấp nếu chia đều cho gần 640 ngàn người tham gia hệ thống thì thu nhập bình quân của người tham gia bán hàng đa cấp là không đáng kể, chỉ khoảng 3,8 triệu đồng/người/năm.
Trong số gần 640 ngàn người tham gia bán hàng đa cấp, chỉ có một tỷ lệ nhỏ bán hàng thực sự. Số còn lại hầu như không tham gia bán hàng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có doanh thu rất cao nhưng tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/doanh thu rất nhỏ (như Công ty Amway chỉ đạt 3,8%, Công ty Thiên Ngọc Minh Uy chỉ đạt 0,5%). Đóng góp của các doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước không đáng kể, chủ yếu đến từ thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng chi trả, không phải từ thuế thu nhập doanh nghiệp.
“Hoạt động bán hàng đa cấp chủ yếu dựa vào thực phẩm chức năng và mỹ phẩm (chiếm 83% doanh thu, trong đó thực phẩm chức năng chiếm tới 59%). Có thể nói, nếu không có thực phẩm chức năng và mỹ phẩm, bán hàng đa cấp sẽ rất khó tồn tại”, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay.
Cho rằng, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm là những mặt hàng rất khó xác định giá trị thật nên rất dễ xảy ra tình trạng giá bán “trên trời”, theo lãnh đạo Bộ Công Thương, tuy các giao dịch đều được thực hiện trên nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”, Nhà nước không thể can thiệp, nhưng đây là yếu tố đáng chú ý, cần được tuyên truyền rộng rãi để người dân biết.
Chế tài bằng Luật Hình sự
Thừa nhận hoạt động bán hàng đa cấp xuất hiện những diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự và cuộc sống của người dân trong thời gian nửa sau năm 2015, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, hiện Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Công Thương lập các đoàn kiểm tra liên ngành về việc chấp hành pháp luật trong quản lý thực phẩm chức năng của các doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp.
Bộ Công an cũng đã chỉ đạo các lực lượng công an ở địa phương chủ động nắm bắt tình hình, tiến hành điều tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hoạt động đa cấp, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp kinh doanh không phép hoặc lợi dụng mô hình đa cấp để huy động tài chính trái phép.
Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, thời gian vừa qua, nhiều đối tượng vẫn sử dụng phương thức này để huy động tài chính, mời gọi đầu tư hay để tiếp thị các sản phẩm vô hình như tiền ảo. Sở dĩ có tình trạng này là do ta đã bỏ tội “kinh doanh trái phép” trong Bộ luật Hình sự.
Vì vậy, khi phát hiện được hành vi, các cơ quan chức năng cũng không thể xử lý bởi không có căn cứ để xử lý. Chỉ đến khi các dấu hiệu lừa đảo đã tương đối rõ, hậu quả đã phát sinh mới có thể vào cuộc để xử lý theo tội lừa đảo. Nếu còn quy định tội “kinh doanh trái phép” trong Bộ luật Hình sự, cơ quan công an đã có thể vào cuộc sớm hơn và xã hội đã không bức xúc với hoạt động đa cấp đến vậy.
“Để có cơ sở xử lý các hành vi đa cấp trái phép, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan hữu quan đề nghị bổ sung tội danh “kinh doanh trái phép theo phương thức đa cấp” vào Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi).
“Đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý với chủ trương bổ sung tội danh về vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp vào Bộ luật Hình sự 2015. Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp và cơ cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét”, ông Trần Tuấn Anh cho hay.
PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, cơ quan thuế cần phải quản lý tốt hơn nữa doanh thu của các công ty đa cấp. Cụ thể phải kiểm tra kỹ các báo cáo tài chính của các công ty để phát hiện các dấu hiệu trốn thuế. Với doanh thu đạt khoảng 7.800 tỷ đồng và tiền thuế nộp về ngân sách nhà nước trong năm 2016 của các công ty đa cấp ước đạt 881 tỷ đồng, chủ yếu từ thuế VAT. Cơ quan chức năng cần kiểm tra kỹ hoạt động của các công ty đa cấp.

Bộ Công Thương cho biết, sẽ đề xuất đưa tội “kinh doanh đa cấp trái phép” vào Bộ luật Hình sự nhằm ngăn chặn tình trạng dân nghèo bị vòi bạch tuộc đa cấp tấn công.

Kinh doanh đa cấp vẫn thu tiền khủng

Trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về quản lý kinh doanh đa cấp mới đây, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, trước sự “truy quét” quyết liệt của cơ quan quản lý, số lượng người tham gia bán hàng đa cấp tính đến cuối năm 2016 đã giảm xuống còn 637.637 người, giảm 212.363 người so với cuối năm 2015.

Riêng với công ty đa cấp tai tiếng và có quy mô lớn nhất thị trường là Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, tính đến hết tháng 4/2017, sau khi tiến hành chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, số lượng người tham gia công ty này giảm xuống còn 472.000 người, giảm 44% so với cuối năm 2015.

Cùng với việc giảm số người tham gia, tổng doanh thu bán hàng đa cấp năm 2016 cũng giảm 200 tỷ, đạt khoảng 7.800 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng đa cấp chủ yếu đến từ thực phẩm chức năng (59%) và mỹ phẩm (24%). Doanh thu từ đồ gia dụng chiếm 6,6%, doanh thu từ quần áo thời trang chiếm 2%, doanh thu từ thiết bị chiếm 0,5%, còn lại 8,2% là các mặt hàng khác.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, thực tế cũng cho thấy, đóng góp của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp tạo ra thu nhập và việc làm không rõ ràng. Cụ thể, tổng số hoa hồng và các lợi ích kinh tế khác chi trả cho người tham gia bán hàng đa cấp nếu chia đều cho gần 640 ngàn người tham gia hệ thống thì thu nhập bình quân của người tham gia bán hàng đa cấp là không đáng kể, chỉ khoảng 3,8 triệu đồng/người/năm.

Trong số gần 640 ngàn người tham gia bán hàng đa cấp, chỉ có một tỷ lệ nhỏ bán hàng thực sự. Số còn lại hầu như không tham gia bán hàng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có doanh thu rất cao nhưng tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/doanh thu rất nhỏ (như Công ty Amway chỉ đạt 3,8%, Công ty Thiên Ngọc Minh Uy chỉ đạt 0,5%). Đóng góp của các doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước không đáng kể, chủ yếu đến từ thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng chi trả, không phải từ thuế thu nhập doanh nghiệp.

“Hoạt động bán hàng đa cấp chủ yếu dựa vào thực phẩm chức năng và mỹ phẩm (chiếm 83% doanh thu, trong đó thực phẩm chức năng chiếm tới 59%). Có thể nói, nếu không có thực phẩm chức năng và mỹ phẩm, bán hàng đa cấp sẽ rất khó tồn tại”, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay.

Cho rằng, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm là những mặt hàng rất khó xác định giá trị thật nên rất dễ xảy ra tình trạng giá bán “trên trời”, theo lãnh đạo Bộ Công Thương, tuy các giao dịch đều được thực hiện trên nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”, Nhà nước không thể can thiệp, nhưng đây là yếu tố đáng chú ý, cần được tuyên truyền rộng rãi để người dân biết.

Chế tài bằng Luật Hình sự

Thừa nhận hoạt động bán hàng đa cấp xuất hiện những diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự và cuộc sống của người dân trong thời gian nửa sau năm 2015, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, hiện Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Công Thương lập các đoàn kiểm tra liên ngành về việc chấp hành pháp luật trong quản lý thực phẩm chức năng của các doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp.

Bộ Công an cũng đã chỉ đạo các lực lượng công an ở địa phương chủ động nắm bắt tình hình, tiến hành điều tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hoạt động đa cấp, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp kinh doanh không phép hoặc lợi dụng mô hình đa cấp để huy động tài chính trái phép.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, thời gian vừa qua, nhiều đối tượng vẫn sử dụng phương thức này để huy động tài chính, mời gọi đầu tư hay để tiếp thị các sản phẩm vô hình như tiền ảo. Sở dĩ có tình trạng này là do ta đã bỏ tội “kinh doanh trái phép” trong Bộ luật Hình sự.

Vì vậy, khi phát hiện được hành vi, các cơ quan chức năng cũng không thể xử lý bởi không có căn cứ để xử lý. Chỉ đến khi các dấu hiệu lừa đảo đã tương đối rõ, hậu quả đã phát sinh mới có thể vào cuộc để xử lý theo tội lừa đảo. Nếu còn quy định tội “kinh doanh trái phép” trong Bộ luật Hình sự, cơ quan công an đã có thể vào cuộc sớm hơn và xã hội đã không bức xúc với hoạt động đa cấp đến vậy.

“Để có cơ sở xử lý các hành vi đa cấp trái phép, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan hữu quan đề nghị bổ sung tội danh “kinh doanh trái phép theo phương thức đa cấp” vào Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi).

“Đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý với chủ trương bổ sung tội danh về vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp vào Bộ luật Hình sự 2015. Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp và cơ cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét”, ông Trần Tuấn Anh cho hay.

PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, cơ quan thuế cần phải quản lý tốt hơn nữa doanh thu của các công ty đa cấp. Cụ thể phải kiểm tra kỹ các báo cáo tài chính của các công ty để phát hiện các dấu hiệu trốn thuế. Với doanh thu đạt khoảng 7.800 tỷ đồng và tiền thuế nộp về ngân sách nhà nước trong năm 2016 của các công ty đa cấp ước đạt 881 tỷ đồng, chủ yếu từ thuế VAT. Cơ quan chức năng cần kiểm tra kỹ hoạt động của các công ty đa cấp.

Bộ Công Thương cho biết, sẽ đề xuất đưa tội “kinh doanh đa cấp trái phép” vào Bộ luật Hình sự nhằm ngăn chặn tình trạng dân nghèo bị vòi bạch tuộc đa cấp tấn công.

Kinh doanh đa cấp vẫn thu tiền khủng

Trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về quản lý kinh doanh đa cấp mới đây, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, trước sự “truy quét” quyết liệt của cơ quan quản lý, số lượng người tham gia bán hàng đa cấp tính đến cuối năm 2016 đã giảm xuống còn 637.637 người, giảm 212.363 người so với cuối năm 2015.

Riêng với công ty đa cấp tai tiếng và có quy mô lớn nhất thị trường là Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, tính đến hết tháng 4/2017, sau khi tiến hành chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, số lượng người tham gia công ty này giảm xuống còn 472.000 người, giảm 44% so với cuối năm 2015.

Cùng với việc giảm số người tham gia, tổng doanh thu bán hàng đa cấp năm 2016 cũng giảm 200 tỷ, đạt khoảng 7.800 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng đa cấp chủ yếu đến từ thực phẩm chức năng (59%) và mỹ phẩm (24%). Doanh thu từ đồ gia dụng chiếm 6,6%, doanh thu từ quần áo thời trang chiếm 2%, doanh thu từ thiết bị chiếm 0,5%, còn lại 8,2% là các mặt hàng khác.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, thực tế cũng cho thấy, đóng góp của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp tạo ra thu nhập và việc làm không rõ ràng. Cụ thể, tổng số hoa hồng và các lợi ích kinh tế khác chi trả cho người tham gia bán hàng đa cấp nếu chia đều cho gần 640 ngàn người tham gia hệ thống thì thu nhập bình quân của người tham gia bán hàng đa cấp là không đáng kể, chỉ khoảng 3,8 triệu đồng/người/năm.

Trong số gần 640 ngàn người tham gia bán hàng đa cấp, chỉ có một tỷ lệ nhỏ bán hàng thực sự. Số còn lại hầu như không tham gia bán hàng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có doanh thu rất cao nhưng tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/doanh thu rất nhỏ (như Công ty Amway chỉ đạt 3,8%, Công ty Thiên Ngọc Minh Uy chỉ đạt 0,5%). Đóng góp của các doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước không đáng kể, chủ yếu đến từ thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng chi trả, không phải từ thuế thu nhập doanh nghiệp.

“Hoạt động bán hàng đa cấp chủ yếu dựa vào thực phẩm chức năng và mỹ phẩm (chiếm 83% doanh thu, trong đó thực phẩm chức năng chiếm tới 59%). Có thể nói, nếu không có thực phẩm chức năng và mỹ phẩm, bán hàng đa cấp sẽ rất khó tồn tại”, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay.

Cho rằng, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm là những mặt hàng rất khó xác định giá trị thật nên rất dễ xảy ra tình trạng giá bán “trên trời”, theo lãnh đạo Bộ Công Thương, tuy các giao dịch đều được thực hiện trên nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”, Nhà nước không thể can thiệp, nhưng đây là yếu tố đáng chú ý, cần được tuyên truyền rộng rãi để người dân biết.

Chế tài bằng Luật Hình sự

Thừa nhận hoạt động bán hàng đa cấp xuất hiện những diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự và cuộc sống của người dân trong thời gian nửa sau năm 2015, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, hiện Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Công Thương lập các đoàn kiểm tra liên ngành về việc chấp hành pháp luật trong quản lý thực phẩm chức năng của các doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp.

Bộ Công an cũng đã chỉ đạo các lực lượng công an ở địa phương chủ động nắm bắt tình hình, tiến hành điều tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hoạt động đa cấp, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp kinh doanh không phép hoặc lợi dụng mô hình đa cấp để huy động tài chính trái phép.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, thời gian vừa qua, nhiều đối tượng vẫn sử dụng phương thức này để huy động tài chính, mời gọi đầu tư hay để tiếp thị các sản phẩm vô hình như tiền ảo. Sở dĩ có tình trạng này là do ta đã bỏ tội “kinh doanh trái phép” trong Bộ luật Hình sự.

Vì vậy, khi phát hiện được hành vi, các cơ quan chức năng cũng không thể xử lý bởi không có căn cứ để xử lý. Chỉ đến khi các dấu hiệu lừa đảo đã tương đối rõ, hậu quả đã phát sinh mới có thể vào cuộc để xử lý theo tội lừa đảo. Nếu còn quy định tội “kinh doanh trái phép” trong Bộ luật Hình sự, cơ quan công an đã có thể vào cuộc sớm hơn và xã hội đã không bức xúc với hoạt động đa cấp đến vậy.

“Để có cơ sở xử lý các hành vi đa cấp trái phép, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan hữu quan đề nghị bổ sung tội danh “kinh doanh trái phép theo phương thức đa cấp” vào Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi).

“Đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý với chủ trương bổ sung tội danh về vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp vào Bộ luật Hình sự 2015. Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp và cơ cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét”, ông Trần Tuấn Anh cho hay.

PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, cơ quan thuế cần phải quản lý tốt hơn nữa doanh thu của các công ty đa cấp. Cụ thể phải kiểm tra kỹ các báo cáo tài chính của các công ty để phát hiện các dấu hiệu trốn thuế. Với doanh thu đạt khoảng 7.800 tỷ đồng và tiền thuế nộp về ngân sách nhà nước trong năm 2016 của các công ty đa cấp ước đạt 881 tỷ đồng, chủ yếu từ thuế VAT. Cơ quan chức năng cần kiểm tra kỹ hoạt động của các công ty đa cấp.

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.