Đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 thành công: Thế giới nói gì?

Sau những căng thẳng, hồi hộp, hy vọng, chờ đợi, thất vọng, những người đã dõi theo các vòng đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 trong suốt 18 tháng qua đã vỡ òa trong hạnh phúc khi cuộc đàm phán kết thúc thành công.
Đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 thành công: Thế giới nói gì?

Dư luận quốc tế và trong chính giới Mỹ đã có những phản ứng trái chiều về thỏa thuận hạt nhân lịch sử vừa đạt được giữa Iran với nhóm P5+1.

Người khen cũng lắm, kẻ chê cũng nhiều, xuất phát từ những lợi ích địa chiến lược khác nhau.

Người khen cũng lắm

Tất nhiên, với tất cả những ai ủng hộ thỏa thuận này, đây là một bước tiến lịch sử không chỉ trong vấn đề hạt nhân Iran, mà còn trong cả lịch sử ngoại giao thế giới và lịch sử quan hệ giữa thế giới Hồi giáo với thế giới phương Tây.

Đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 thành công: Thế giới nói gì? - anh 1

Iran và nhóm P5+1 đã đạt được thỏa thuận ngày 14/7. Ảnh: Guardian

Lãnh đạo nhiều nước, nhất là Iran và những quốc gia thành viên trong P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã ca tụng thỏa thuận này hết lời.

“Với văn kiện này, mọi con đường dẫn tới vũ khí hạt nhân đều đã bị cắt đứt… Thỏa thuận sẽ tạo ra cơ hội để tiến tới một hướng đi mới, giúp ngăn chặn tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân ở Trung Đông”, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Nhà Trắng với sự có mặt của Phó Tổng thống Joe Biden.

“Thoả thuận đạt được tại Vienna là một thành quả quan trọng của chính sách bền bỉ và ngoại giao quốc tế. Với kết quả đạt được, các bên đã tiến gần hơn mục tiêu không để Iran phát triển vũ khí nguyên tử thông qua một hệ thống kiểm soát quốc tế chưa từng có”, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh.

Theo bà, kết quả này “có ý nghĩa quan trọng đối với tình hình an ninh khu vực cũng như ngoài khu vực” và rằng Iran và phương Tây đã “vượt qua một trong những cuộc xung đột quốc tế khó khăn nhất bằng con đường ngoại giao”.

“Việc đạt được thỏa thuận rất quan trọng … Nó cho thấy thế giới đang tiến bộ”, Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định.

“Bản thỏa thuận cho thấy các bên tham gia đàm phán đã kiên quyết lựa chọn ổn định và hợp tác. Mátxcơva sẽ nỗ lực hết sức để thỏa thuận này được triển khai đầy đủ”, Tổng thống nga Vladimir Putin tuyên bố.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon , Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh một khi được triển khai đầy đủ, thỏa thuận giữa Iran và P5+1 sẽ giúp củng cố an ninh toàn cầu.

Từ London, Bộ Ngoại giao Anh ra thông cáo của Ngoại trưởng Philip Hammond nhấn mạnh việc đạt được thỏa thuận hạt nhân có ý nghĩa quan trọng, sẽ mở đầu cho sự thay đổi đáng kể trong quan hệ của Iran với phần còn lại của thế giới. Theo ông, giờ là lúc các nước phải tập trung vào việc thực thi đầy đủ và nhanh chóng để đảm bảo vũ khí hạt nhân nằm ngoài tầm với của Iran.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đánh giá thỏa thuận hạt nhân sẽ bảo vệ hệ thống không phổ biến hạt nhân toàn cầu và là minh chứng cho thấy thế giới có thể giải quyết các vấn đề cấp bách thông qua đối thoại.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng chúc mừng đồng mình then chốt của mình và đánh giá đây là "bước ngoặt lớn đối với lịch sử của Iran, khu vực và thế giới".

Một quan chức Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng khẳng định nước này hoan nghênh thỏa luận lịch sử giữa Iran và các cường quốc và rằng thỏa thuận sẽ mở ra "trang mới" cho vùng Vịnh, giúp khu vực hóa giải sự chia rẽ bè phái cũng như khủng bố cực đoan.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống tiềm tàng của đảng Dân chủ vào năm tới, cũng lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ thỏa thuận hạt nhân, cho rằng đây là “một bước tiến quan trọng” đối với nỗ lực kiềm chế chương trình hạt nhân của Nhà nước Hồi giáo.

Về phần mình, Tổng thống Iran Hassan Rouhani coi việc đạt được thỏa thuận là sự khởi đầu của lòng tin, đồng thời cam kết Nhà nước Hồi giáo sẽ tuân chủ triệt để thỏa thuận lịch sử này.

“Đây là sự khởi đầu của lòng tin. Nếu thỏa thuận được thực hiện một cách nghiêm túc, chúng ta có thể dần dần loại bỏ được sự ngờ vực”, nhà lãnh đạo Iran quả quyết, đồng thời nêu rõ “Tehran sẽ không bao giờ tìm kiếm vũ khí hạt nhân vì nó đi ngược lại tôn giáo của Iran và trái với sắc lệnh của lãnh đạo tinh thần tối cao Ayatollah Ali Khamenei”

Người chê cũng nhiều

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và phương Tây cũng đang nhận được những tiếng nói phản đối mạnh mẽ, cho rằng văn kiện này là một sự thắng thế cho Tehran, thể hiện sự yếu thế của phương Tây trước những diễn biến căng thẳng ở chảo lửa Trung Đông và biến động trên thị trường năng lượng thế giới thời gian qua.

Trong phản ứng gần như ngay tức thì sau khi nhận được thông tin về thỏa thuận, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gọi văn kiện này là "một sai lầm lịch sử".

Đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 thành công: Thế giới nói gì? - anh 2

“Thỏa thuận là một sai lầm lịch sử. Nó đặt ra 2 nguy cơ chính, đó là sẽ cho phép Iran có đủ khả năng tự trang bị các loại vũ khí hạt nhân trong từ 10-15 năm và sẽ cung cấp hàng tỷ USD cho cỗ máy chiến tranh và khủng bố Iran vốn đe dọa Israel và cả thế giới”, ông nhấn mạnh.

“Israel sẽ không bị ràng buộc với thỏa thuận hạt nhân này và luôn tự bảo vệ mình”, nhà lãnh đạo của Israel nói thêm.

Chính giới Mỹ cũng có những phản ứng trái chiều về thỏa thuận hạt nhân Iran. Một số nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ đã bày tỏ nghi ngờ đối với thỏa thuận hạt nhân cuối cùng mà P5+1 đạt được với Iran, cho rằng văn kiện này trao cho Tehran quá nhiều không gian hành động và không bảo vệ được các lợi ích quốc gia Mỹ.

“Thỏa thuận này không thể chấp nhận được vì sẽ chỉ khuyến khích Iran và thậm chí có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang trên phạm vi toàn cầu”, Chủ tịch Hạ viện John Boehner nói. Ông cũng tuyên bố sẽ làm tất cả để ngăn chặn văn kiện này.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Ed Royce và người đồng cấp ở Thượng viện Bob Corker cũng bày tỏ quan ngại về thỏa thuận hạt nhân mới. Theo hai nhà lập pháp này, thỏa thuận không bắt buộc Iran từ bỏ công nghệ chế tạo bom và sẽ cho phép Tehran phát triển chương trình hạt nhân quy mô lớn trng vòng 10 năm.

Thượng nghị sỹ Cộng hòa Tom Cotton, người hồi tháng Ba vừa qua đã gửi một lá thư cho giới lãnh đạo Iran, thì miêu tả thỏa thuận “là sai lầm nguy hiểm khủng khiếp” vì sẽ mở đường cho một nước Iran hạt nhân.

Ứng cử viên tổng thống tiềm tàng của đảng Cộng hòa Lindsey Graham tuyên bố thỏa thuận là "án tử tiềm tàng đối với Israel" và “sẽ làm mọi việc tồi tệ hơn”.

Thủ lĩnh phe Dân chủ tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Ben Cardin cho rằng không nên đặt niềm tin vào Iran và Quốc hội Mỹ cần phải “xem xét một cách cẩn trọng và sáng suốt”.

Một số nghị sỹ Mỹ thẳng thắn tuyên bố sẵn sàng bác bỏ thỏa thuận tại cơ quan lập pháp cao nhất nước.

Trong nỗ lực hóa giải những nghi ngại của đồng minh thân cận Israel và chính giới đang chia rẽ trong nước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Benjamin Netanyahu để khẳng định về cam kết bảo vệ các lợi ích của đồng minh.

“Washington sẽ luôn giữ vững cam kết của mình đối với an ninh của Israel”, ông Obama quả quyết, đồng thời thông báo Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter sẽ thăm Israel trong tuần tới, một động thái được cho là nhằm xoa dịu các mối lo ngại của đồng minh thân cận nhất ở Trung Đông.

Trong thông báo mới nhất, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha cho biết Mỹ đang chuẩn bị sẵn sàng cho một bản dự thảo nghị quyết tại Hội đồng Bảo an (HĐBA) nhằm đặt ra lịch trình thực thi thỏa thuận hạt nhân của Iran. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tiết lộ nhiều khả năng HĐBA sẽ thông qua dự thảo nghị quyết ngay trong “vài ngày tới”.

Theo quy định, thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và P5+1 sẽ chính thức có hiệu lực sau 90 ngày kể từ khi HĐBA thông qua nghị quyết chấp thuận thỏa thuận này.

Xem thêm:

- Hạt nhân Iran nguy hiểm hơn khủng bố IS hàng nghìn lần

- Nga bán 'rồng lửa' S-300 cho Iran, Mỹ tức tối

Nguồn Dân Trí

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.