Tàu ngầm bí ẩn của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh

(Ngày Nay) - USS Halibut là tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường đầu tiên của thế giới được chế tạo cho nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo những năm Chiến tranh Lạnh.
Mô hình tàu USS Halibut SSGN-587 của Mỹ. Ảnh: Flankers-site
Mô hình tàu USS Halibut SSGN-587 của Mỹ. Ảnh: Flankers-site

Theo tạp chí National Interest, USS Halibut là một trong những tàu ngầm khác thường nhất những năm Chiến tranh Lạnh. Nó được đặt theo tên một loại cá kỳ lạ trên biển, cá bơn, loại cá chuyên săn mồi dưới đáy biển, có thân hình dẹp với 2 con mắt nằm về phía một bên. Loài cá này thường nằm sát dưới đáy biển để phục kích kẻ thù.

Tương tự như cá bơn, USS Halibut (SSNG-587) là một tàu ngầm khác thường, con tàu dành nhiều thời gian dưới đáy đại dương. Halibut là một tàu ngầm gián điệp chuyên thực hiện những nhiệm vụ tối mật trong Chiến tranh Lạnh.

Halibut cũng là tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường đầu tiên của hải quân Mỹ cũng như của thế giới. Con tàu được chế tạo để phóng tên lửa hành trình SSM-N-9 Regulus II. Tên lửa được phóng thông qua một giá phóng nghiêng. Tàu ngầm Halibut có thể mang theo 5 tên lửa Regulus II.

Tàu ngầm Halibut được đưa vào hoạt động từ năm 1960. Đến năm 1965, tên lửa Regulus trở nên lỗi thời, hải quân Mỹ quyết định nâng cấp Halibus cho nhiệm vụ mới. Khoang chứa tên lửa trước đây được sửa đổi để mang theo 2 tàu lặn điều khiển từ xa (ROV) có biệt danh “Fish”.

ROV được trang bị máy ảnh dưới nước, hệ thống định vị thủy âm có thể tìm kiếm các đối tượng ở độ sâu tới 7.600 m. Sau khi trải qua quá trình nâng cấp, USS Halibut được giao nhiệm vụ tìm kiếm và cứu  hộ biển sâu.

Tháng 7/1968, Halibut nhận nhiệm vụ tối mật tìm kiếm và xác định vị trí tàu ngầm K-129, lớp Golf-II của Liên Xô bị chìm cách khoảng 1.600 hải lý ngoài khơi bờ biển Hawaii. K-129 bị chìm cùng 3 tên lửa đạn đạo tầm trung R-21 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 8-100 kt.

Tàu ngầm bí ẩn của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh ảnh 1Tàu ngầm USS Halibut bắn tên lửa Regulus bên cạnh tàu sân bay USS Lexington năm 1960. Ảnh: Hải quân Mỹ

Washington muốn tìm kiếm và trục với tên lửa Liên Xô để nghiên cứu. Halibut vào khu vực nghi tàu ngầm Liên Xô chìm và triển khai ROV để tìm kiếm. Tàu ngầm Halibut cùng đội ngũ tìm kiếm đã chụp khoảng 20.000 bức ảnh và đã xác định được vị trí chìm của tàu ngầm Liên Xô.

Thủy thủ đoàn tàu Halibut đã nhận được bằng khen của tổng thống Mỹ sau khi hoàn thành nhiệm vụ có giá trị khoa học quan trọng. Tàu ngầm Halibut đóng góp vai trò quan trọng trong chiến dịch tình báo bí mật nhất Chiến tranh Lạnh “Dự án Azorian” của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA).

Đến năm 1970, Halibut lại được nâng cấp để thực hiện các nhiệm vụ dài ngày dưới nước. Năm 1971, tàu được triển khai cho nhiệm vụ tối mật mang tên Ivy Bells, một chiến dịch bí mật nhằm đặt một thiết bị nghe lén vào hệ thống cáp ngầm dưới nước nối căn cứ tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Liên Xô ở Petropavlovsk, bán đảo Kamchatka với trụ sở hạm đội Thái Bình Dương ở Vladivostok.

Tàu ngầm Halibut bí mật tiếp cận vị trí thả cáp của Liên Xô, sau đó triển khai ROV mang theo thợ lặn để lắp thiết bị nghe lén vào cáp ngầm. Nhiệm vụ thành công một cách hoàn hảo, thiết bị này cho phép Washington theo dõi mọi hoạt động của tàu ngầm Liên Xô.

Thủy thủ đoàn tàu Halibut tiếp tục nhận được bằng khen thứ 2 của tổng thống sau thành công của chiến dịch Ivy Bells. USS Halibut chính thức ngưng hoạt động vào ngày 1/10/1975. Nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo được thay thế bằng tàu USS Parche (SSN-683), lớp Sturgeon và ngày nay là USS Jimmy Carter, lớp Seawolf.

Theo Zing
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
(Ngày Nay) - Việc thành lập thư viện, tủ sách ngay trong nhà trường sẽ tạo dựng thói quen đọc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo dựng môi trường đọc cần phải đi kèm với hành động thực chất, thay vì chạy theo các phong trào thường niên.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).