Azerbaijan kêu gọi Armenia cung cấp bản đồ bom mìn của vùng lãnh thổ đã được giải phóng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 27/9, Ngài Anar Imanov, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Azerbaijan đã chủ trì buổi họp báo tổ chức nhân Ngày Tưởng niệm của đất nước. Tại đây, Đại sứ kêu gọi cộng đồng quốc tế đóng vai trò tích cực hơn trong tiến trình hòa bình tại quốc gia này, đồng thời kêu gọi Armenia cung cấp bản đồ bom mìn của lãnh thổ được giải phóng, tạo điều kiện cho người dân Azerbaijan được về nhà một cách an toàn.
Ngài Anar Imanov - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Azerbaijan tại Việt Nam
Ngài Anar Imanov - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Azerbaijan tại Việt Nam

Đúng một năm về trước, cuộc Chiến tranh Vệ quốc kéo dài 44 ngày, bắt đầu vào ngày 27/9/2020 và kết thúc vào ngày 10/11/2020, đã đi vào lịch sử của Azerbaijan như "một trang chói lọi trong sứ mệnh gìn giữ và bảo vệ Tổ quốc". Để bày tỏ lòng kính trọng với những người đã chiến đấu anh dũng trong cuộc chiến vì sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, ngày 2/12/2020, Tổng thống Ilham Aliyev đã ký tuyên bố ngày 27/9 là Ngày Tưởng niệm tại Cộng hòa Azerbaijan.

Azerbaijan đã giải phóng vùng đất bị Armenia chiếm đóng trong gần 30 năm. Chiến thắng này có được là nhờ tinh thần anh dũng và sự hy sinh quên mình của các binh sĩ và sĩ quan, cũng như sự đoàn kết của nhà nước và nhân dân nước Cộng hòa Azerbaijan. Người dân Azerbaijan nói chung đã thể hiện một tấm gương về chủ nghĩa anh hùng trong cuộc chiến vì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, sự quyết tâm, kiên định, đoàn kết và hiệp đồng mạnh mẽ trong sự nghiệp bảo vệ Sự thật và Danh dự.

Ngài Anar Imanov - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Azerbaijan tại Việt Nam

Trong suốt 44 ngày, lực lượng vũ trang của Armenia đã pháo kích vào các huyện và thành phố nằm dọc chiến tuyến cũng như các thành phố nằm xa khu vực chiến sự. Armenia sử dụng các loại tên lửa đạn đạo, như Scud và Iskander-M, cũng như các loại bom, đạn chùm và phốt-pho trắng bị cấm.

Azerbaijan kêu gọi Armenia cung cấp bản đồ bom mìn của vùng lãnh thổ đã được giải phóng ảnh 1

Thành phố Aghdam đã bị phá hủy đến mức được gọi là "Hiroshima của khu vực Caucasus". Sau giải phóng, Quân đội không tìm được một công trình an toàn nào ở thành phố Fuzuli để giương cao lá cờ Azerbaijan.

Cuộc chiến để lại hậu quả nặng nề với con số thương vong lên đến hơn 100 dân thường, trong đó có 11 trẻ em, hơn 450 người bị thương, hàng ngàn quân nhân của hai bên thiệt mạng và bị thương trong cuộc chiến, bị mất tích và suy giảm sức khỏe. Hơn 12.000 cơ sở hạ tầng, bao gồm nhà riêng đã bị phá hủy hoặc hư hại nghiêm trọng sau cuộc chiến.

Azerbaijan kêu gọi Armenia cung cấp bản đồ bom mìn của vùng lãnh thổ đã được giải phóng ảnh 2

Di tích văn hóa bị tàn phá sau quãng thời gian chiếm đóng của Armenia. Ảnh: ĐSQ Azerbaijan tại Việt Nam

Theo Sắc lệnh của Tổng thống Azerbaijan ngày 29/10/2020, quy trình kiểm kê các tài sản, di sản văn hóa ở các vùng giải phóng được thực hiện bởi Bộ Văn hóa Cộng hòa Azerbaijan. Kết quả cho thấy hàng trăm di tích lịch sử và tôn giáo, bao gồm các nhà thờ Thiên chúa giáo, đền thờ Hồi giáo của Azerbaijan đã bị cướp bóc, phá hủy, thậm chí biến thành những chuồng trại gia súc trong suốt thời kỳ chiếm đóng kéo dài 30 năm của Lực lượng vũ trang Cộng hòa Armenia.

Sau cuộc chiến, Azerbaijan đã giải phóng một phần lớn lãnh thổ bị chiếm đóng, bao gồm các thành phố Jabrayil, Hadrut, Fuzuli, Zangilan, Gubadli và Shusha. Tổng cộng hơn 300 thành phố và làng mạc đã được giải phóng.

Armenia đã phải ký một thỏa thuận đầu hàng vào ngày 10/11/2020. Theo đó, Armenia có trách nhiệm rút quân khỏi phần lãnh thổ còn lại của Azerbaijan, cụ thể là các vùng Aghdam, Lachin và Kalbajar.

Khi xung đột kết thúc, Azerbaijan đã tuyên bố sẵn sàng bắt tay vào việc phân định và cắm mốc biên giới giữa Azerbaijan và Armenia, đồng thời bắt đầu các cuộc đàm phán về hiệp định hòa bình với Armenia, dựa trên sự thừa nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Một thỏa thuận như vậy sẽ biến khu vực của chúng tôi thành khu vực hòa bình và hợp tác.

Ngài Ilham Aliyev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan, phát biểu tại kỳ họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc

Tuy nhiên, phía Azerbaijan đã bày tỏ quan ngại khi không nhận được phản ứng tích cực từ Armenia. Tổng thống Ilham Aliyev kêu gọi cộng đồng quốc tế đóng vai trò tích cực trong tiến trình hòa bình giữa hai quốc gia, "thúc giục Armenia nhận ra rằng không gì có thể thay thế hòa bình", yêu cầu Armenia cung cấp cho Azerbaijan "bản đồ bom mìn chính xác của tất cả các vùng lãnh thổ được giải phóng", tạo điều kiện cho người dân Azerbaijan được an toàn quay trở về nhà.

Tại buổi họp báo, Đại sứ Anar Imanov bày tỏ sự cảm kích sâu sắc và chân thành tới nhà nước và nhân dân Việt Nam, trong đó có các công ty Việt Nam đang tham gia thực hiện những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng lãnh thổ được giải phóng.

Theo Đại sứ quán Azerbaijan
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.