Trung Quốc 'ăn cướp'
Báo Le Figaro (Pháp) số ra mới đây có bài viết mang tựa đề “Có nên sợ hãi Quân đội Nhân dân Trung Quốc?” nhấn mạnh đến việc "Biển Đông đang trở thành một phòng thí nghiệm cho "giấc mơ Trung Hoa" của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Các hình ảnh của Airbus Defence and Space vào ngày 8/8/2014 cho thấy việc khởi động các dự án cải tạo đảo ở Đá Chữ Thập ở Biển Đông. |
Trung Quốc đang tiến hành các dự án cải tạo đất trên sáu trong số bảy thực thể mà nước này chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, nhằm biến các đảo đá và bãi chìm này thành các đảo lớn với đường băng, cảng tàu và các cơ sở quân sự và dân sự khác.
Khi các công trình này hoàn tất, chỉ riêng Đá Chữ Thập sẽ có diện tích ít nhất hai cây số vuông – bằng diện tích của tất cả các đảo khác ở quần đảo Trường Sa cộng lại.
Thực vậy, chính ông Tôn Kiến Quốc, một đô đốc của Trung Quốc thừa nhận tại Shangri La: “Trung Quốc có xây dựng nhiều công trình trên các đảo và bãi đá ở Biển Đông”.
Trung Quốc biện hộ việc cải tạo đảo chỉ nhằm mục đích dân sự. |
Và lại 'la làng'
Trong khi đang có những hành động ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế tại Biển Đông, Trung Quốc luôn miệng có những bao biện cho hành động của mình.
Ông Tôn Kiến Quốc nói “Việc xây dựng này chủ yếu để cải thiện điều kiện sống và làm việc của những người đang sống trên đó. Bất chấp việc có đủ chứng cứ lịch sử và bằng chứng pháp lý không thể chối cãi được về chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc đã cực kỳ kiềm chế và có những đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới”.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc tại Shangri La |
Các quan chức và học giả Trung Quốc đã đưa ra nhiều lý do để biện minh cho bước đi chiến lược của Trung Quốc, bao gồm nhu cầu nâng cao năng lực tìm kiếm cứu nạn ở Biển Đông, cải thiện điều kiện sống và làm việc của các công dân Trung Quốc trên các thực thể đó và nhu cầu thiết lập một căn cứ hỗ trợ cho hệ thống radar và tình báo của Trung Quốc.
Tiếp sau đó, sau khi nhận được những phản ứng từ G7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi còn phản ứng mạnh mẽ vè chỉ trích G7 rằng "G7 đã "phát biểu vô trách nhiệm" khi lên án các hoạt động cải tạo đảo trái phép nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông của nước này."
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. |
Ngoài ra, ông Hồng biện bạch rằng các hoạt động xây đắp trái phép của Trung Quốc chỉ nhằm mục đích dân sự. Dù vậy, ông này cũng hăm dọa rằng Trung Quốc sẵn sàng đáp trả bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Sau cuộc họp thượng đỉnh của nhóm G7, các vị nguyên thủ 7 quốc gia tuyên bố: Nhóm các nước G7 cũng cương quyết phản đối mọi hình thức đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực hoặc hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng ở các vùng biển như việc mở rộng các đảo nhân tạo quy mô lớn thời gian gần đây ở Biển Đông.
"Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc sử dụng hăm doạ, cưỡng ép hay vũ lực, cũng như bất cứ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi nguyên trạng, như việc cải tạo đất quy mô lớn."
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định, Trung Quốc đã vượt quá chuẩn mực quốc tế khi tiến hành cải tạo các bãi đá ở Biển Đông với tốc độ "chóng mặt" và nhấn mạnh: “Không thể biết được tham vọng của Trung Quốc còn lớn đến đâu”.
Đón đọc: Tin tức Biển Đông hôm nay cập nhật hàng ngày, tại đây.
Trang Ly (T/h)
Xem thêm:
- Biển Đông hôm nay 10/6: Đã đến lúc Trung Quốc nên 'tự lượng sức mình'
- Biển Đông hôm nay 9/6: Các nước thi nhau tập trận tại Biển Đông, Trung Quốc run sợ?
- Thần Điêu và mưu đồ thống trị Thái Bình Dương của Trung Quốc