Bình Định cấm bán cát ra ngoài tỉnh, doanh nghiệp mất ăn mất ngủ

(Ngày Nay) - Lệnh cấm bán cát ra ngoài địa phương đang đẩy nhiều doanh nghiệp Bình Định đứng trước nguy cơ vỡ hợp đồng đã ký kết với đối tác.
 Cát ùn ứ ở cảng Thị Nại. Ảnh: Minh Hoàng.
Cát ùn ứ ở cảng Thị Nại. Ảnh: Minh Hoàng.

Nhiều ngày qua, các doanh nghiệp khai thác cát tại Bình Định mất ăn mất ngủ trước lệnh cấm bán cát ra ngoài địa phương của tỉnh này.

Ông Đào Trung Vịnh, Giám đốc Công ty CP Môi trường và Nông nghiệp UV Tech (gọi tắt là Công ty UV Tech,TP.HCM), than thở hai tuần qua, doanh nghiệp đến các mỏ thu mua 1.700 m3 cát xây dựng tập kết đến kho bãi cảng Thị Nại (TP Quy Nhơn) vận chuyển vào TP.HCM tiêu thụ. Theo kế hoạch, ngày 14/7 tàu vào cảng Thị Nại nhận hàng thì ông mới tá hỏa nhận được văn bản thông báo dừng xuất cát ra ngoài tỉnh.

"Chúng tôi mua hàng hợp pháp chứ phải hàng cấm đâu mà khó như vậy. Lô hàng ách tắc ở cảng vừa phát sinh chi phí hàng chục triệu đồng bồi thường cho hãng tàu vừa tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng lớn đến việc làm ăn của doanh nghiệp", ông Vinh bức xúc.

Đầu 2016, UBND tỉnh Bình Định cấp phép cho Công ty Xây dựng tổng hợp Hiếu Ngọc (Bình Định) khai thác mỏ cát 5 ha ở huyện Tây Sơn với 125.000 m3 và buôn bán nội địa. Tháng 5 vừa qua, Công ty này ký kết bán cát cho Công ty CP Môi trường và Nông nghiệp UV Tech (TP.HCM).

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Giám đốc Công ty Xây dựng tổng hợp Hiếu Ngọc, cho biết đã ký kết cung ứng cho đối tác từ nay đến cuối năm khoảng 100.000 tấn cát. Nhưng hiện tỉnh đã ban hành văn bản cấm bán cát ra ngoài địa phương chẳng khác nào đẩy doanh nghiệp rơi vào thế bí.

"Tỉnh cấp phép cho doanh nghiệp tôi khai thác, tiêu thụ cát nội địa, giờ bỗng dưng ra văn bản cấm giữa chừng. Cát không xuất đi được, vỡ hợp đồng với đối tác còn mất tiền bồi thường, mất uy tín thì sao làm ăn với người ta được nữa", ông Hiếu nói.

Bà Nguyễn Thị Nam Phương, Giám đốc Công ty Hóa chất và Khoáng sản Việt World (Công ty Việt World, TP.HCM) cũng đang sốt ruột lo lắng vì lệnh cấm bán cát ra ngoài tỉnh của UBND tỉnh Bình Định. Doanh nghiệp này đã gửi văn bản kiến nghị UBND tỉnh Bình Định mở hướng xuất lô cát xây dựng bị ách lại từ cảng Quy Nhơn đi TP.HCM.

Bình Định cấm bán cát ra ngoài tỉnh, doanh nghiệp mất ăn mất ngủ ảnh 1 Xe tải vận chuyển cát từ mỏ về tập kết ở cảng Quy Nhơn chờ đưa đi tiêu thụ bằng đường tàu biển. Ảnh: Minh Hoàng.

Theo bà Phương, công ty bà ký hợp đồng mua cát xây dựng của một doanh nghiệp ở TP Quy Nhơn. Đến ngày 14/7, công ty tập kết được 110 container với khoảng 2.000 m3 cát về cảng Quy Nhơn, chờ tàu vận chuyển đi thì UBND tỉnh Bình Định gửi thông báo cấm bán cát ra ngoài tỉnh. Hiện cát ách tắc lại cảng kèm theo hàng loạt chi phí dịch vụ tăng hàng ngày, gây thiệt hại kinh tế lớn cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cho rằng tỉnh Bình Định ban hành văn bản cấm mà không tuân thủ theo lộ trình thực hiện, dẫn đến kẻ mua người bán đều điêu đứng.

Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Châu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho rằng pháp luật hiện hành không có quy định nào cấm doanh nghiệp bán cát ra ngoài tỉnh. Tuy nhiên, nhiều công trình trọng điểm của địa phương đang đồng loạt triển khai, như: Quốc lộ 1D, Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore (VSIP).. đang cần lượng cát rất lớn đáp ứng nhu cầu san ủi mặt bằng, xây các công trình.

Trong khi trữ lượng cát ở địa phương lại có giới hạn, nên Bình Định không cho xuất bán ra ngoài, ưu tiên cho xây dựng tại chỗ là hết sức cần thiết.

"Căn cứ theo giấy phép đã cấp cho doanh nghiệp khai thác mỏ, vận chuyển bán cát, tỉnh sẽ có hướng xem xét, xử lý theo từng trường hợp cụ thể. để phù hợp với tình hình địa phương, đảm bảo hài hòa lợi ích cho doanh nghiệp", ông Châu nói.

Tỉnh Bình Định đã cấp 47 giấy phép thăm dò, khai thác cát cho 46 doanh nghiệp khai thác với tổng diện tích hơn 98 ha, trữ lượng 2,28 triệu m3.

Tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Bình Định khóa XII tuần trước, các đại biểu phản ánh tình trạng cấp giấy phép khai thác cát quá chậm, nhiều lỗ hổng. Doanh nghiệp được phép khai thác cát phục vụ các công trình địa phương nhưng thực tế vận chuyển cát ra ngoài tỉnh bán. Người dân huyện Hoài Nhơn cũng phản ánh thời gian gần đây, nhiều xe chở cát ra tỉnh ngoài bán.

Trước tình hình này, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã ban hành văn bản siết uản lý hoạt động khai thác cát xây dựng trên địa bàn tỉnh. Doanh nghiệp nào thực hiện không đúng theo giấy phép khai thác, xuất bán cát ra ngoài tỉnh thì sẽ bị thu hồi giấy phép.

Theo Zing
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?