Các nước bảo vệ trẻ em tránh bị xâm hại tình dục như thế nào?

(Ngày Nay) - Ở một số nước, ngoài việc hỗ trợ, bảo vệ trẻ tránh nạn xâm hại tình dục, họ lập đường dây nóng để tư vấn cho cả người có ý định lạm dụng tình dục trẻ em để ngăn chặn hành động.
Trẻ em bị lạm dụng thường gặp phải nhiều bất ổn tâm lý và thể xác. Ảnh: Shweta Sharma.
Trẻ em bị lạm dụng thường gặp phải nhiều bất ổn tâm lý và thể xác. Ảnh: Shweta Sharma.

Ở Mỹ, có gần 30 tổ chức của chính phủ về bảo vệ quyền lợi trẻ em. Trong đó có hơn 10 tổ chức bảo vệ trẻ khỏi nạn xâm hại tình dục với đường dây nóng hoạt động 24/24. Có thể kể đến tổ chức Giúp đỡ trẻ em, Liên hiệp Sức khỏe trẻ em Mỹ, Cổng thông tin Sức khỏe trẻ em...

Đường dây nóng của các tổ chức này tư vấn cho trẻ và gia đình trẻ bị xâm hại, cách nhận biết trẻ bị xâm hại, trò chuyện với trẻ như thế nào, hỗ trợ về mặt y tế ra sao, thủ tục trình báo kẻ xâm hại,... 

Tại Anh, trẻ em và gia đình của trẻ em bị xâm hại được khuyến khích liên hệ ngay lập tức với các tổ chức bảo vệ quyền lợi trẻ em như Hiệp hội quốc gia dành cho trẻ em bị xâm hại, Cộng đồng Bảo vệ trẻ em quốc gia,... để được trợ giúp, tránh xảy ra tình trạng giấu diếm hoặc bao che cho kẻ xâm hại. 

Nhiều tổ chức khác chuyên về điều trị tâm lý và thể xác cho trẻ em bị xâm hại. Điển hình như Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ - tổ chức bao gồm nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nhi khoa - chuyên về hỗ trợ các gia đình có con cái bị xâm hại tìm đến sự trợ giúp về y tế. 

Ngoài trẻ em và gia đình, đối tượng lạm dụng tình dục trẻ em hoặc có ý định lạm dụng tình dục trẻ em cũng được quan tâm hỗ trợ để ngăn chặn hành vi phạm tội. 

Tổ chức Stop It Now (Anh) cung cấp đường dây nóng dành cho người có ý nghĩ tình dục đối với trẻ em, có ý định lạm dụng tình dục trẻ em, thường xem hình ảnh đồi trụy hoặc đã từng lạm dụng tình dục trẻ em. Đường dây này đảm bảo tính tuyệt mật đối với người cần sự hỗ trợ.

Người có tuổi thơ bị lạm dụng tình dục thường phải trải qua nhiều bất ổn tâm thần khi trưởng thành, bao gồm sang chấn tâm lý, trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn nhân cách, gặp vấn đề với các mối quan hệ tình cảm hoặc thậm chí là tự tử. 

Cộng đồng người từng bị xâm hại tình dục trẻ em là một tổ chức của Anh, dành cho người trưởng thành đang chịu đựng sang chấn tâm lý vì có tuổi thơ bị lạm dụng tình dục. Không như những cơ quan khác, tổ chức này không bao gồm các chuyên gia tư vấn tâm lý mà là một cộng đồng, nơi các nạn nhân có thể thoải mái trò chuyện, tâm sự và giúp đỡ lẫn nhau. 

Tại các quốc gia châu Á, vấn nạn lạm dụng tình dục trẻ em chưa được quan tâm đúng mực. Ở Nhật, luật bảo vệ trẻ em khỏi nạn xâm hại thể xác, tinh thần, tình dục và sự bỏ rơi chỉ mới được thông qua vào năm 2000.

Bộ Giáo dục ở Nhật cũng đã soạn thảo chương trình huấn luyện giáo viên phát hiện trẻ bị lạm dụng và cách giúp đỡ trẻ và gia đình. 

Nhiều quốc gia phát triển như Canada, Đức, Tây Ban Nha, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ cũng khuyến khích các trường học giáo dục trẻ về xâm hại tình dục bằng nhiều hình thức như thông qua phim ảnh, trò chơi hoặc bài hát. 

Theo định nghĩa của Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, xâm hại tình dục trẻ em không những bao gồm các hành vi động chạm trực tiếp đến thân thể mà phô dâm, ngôn dâm với trẻ em, xem phim đồi trụy trẻ em cũng được xem là xâm hại tình dục trẻ em.

Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ cho biết 90% kẻ xâm hại tình dục trẻ em là những người quen biết hoặc thân thuộc với đứa trẻ, có thể là người trong gia đình, hàng xóm, người trông giữ trẻ. Họ cũng phần lớn là đàn ông. 

Theo Zing
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.