Cách các nhà đấu giá trở thành 'người chiến thắng' trong đại dịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với việc buộc phải chuyển sang bán hàng trực tuyến do các hạn chế của COVID-19 nhằm thích ứng với "bình thường mới", doanh số bán hàng toàn cầu tại các nhà đấu giá Sotheby’s, Christie’s và Phillips bất ngờ bùng nổ vào năm 2021, ghi nhận sự tập trung gia tăng ở các mặt hàng xa xỉ khi giới giàu ngày càng giàu hơn. 
Patrick Drahi là chủ sở hữu của nhà đấu giá Sotheby’s, công ty đã đạt doanh thu 7,3 tỷ đô la vào năm 2021, tổng doanh thu hàng năm cao nhất trong lịch sử 277 năm. Ảnh: Justin Lane/ EPA/Shutterstock
Patrick Drahi là chủ sở hữu của nhà đấu giá Sotheby’s, công ty đã đạt doanh thu 7,3 tỷ đô la vào năm 2021, tổng doanh thu hàng năm cao nhất trong lịch sử 277 năm. Ảnh: Justin Lane/ EPA/Shutterstock

Sau đại dịch đầy thách thức, các nhà đấu giá quốc tế lớn nhất cuối cùng đã sinh lợi vào năm 2021. Cùng doanh thu hợp nhất ít nhất 7,3 tỷ đô la vào năm 2021, nhà Sotheby's đã đạt được mốc doanh thu kỷ lục trong lịch sử 277 năm hoạt động. Một tỷ đô la trong số đó được chi cho “đồ xa xỉ". Trong khi đó, 7,1 tỷ đô la doanh thu được ghi nhận tại nhà Christie's, mức cao nhất của nhà đấu giá trong 5 năm, bao gồm 69,3 triệu đô la cho một NFT. Doanh số bán hàng 2021 cũng đạt mức kỷ lục tại nhà Phillips, tăng 35% so với năm 2019.

Phòng trưng bày Brick + Mortar dành riêng để triển lãm và hỗ trợ các nghệ sĩ ở giai đoạn giữa của sự nghiệp (mid-career, trung cấp) và các nghệ sĩ mới nổi, làm việc trên tất cả các phương tiện truyền thông, bằng cách tạo ra các triển lãm chất lượng cao, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy mối quan hệ mới giữa các nghệ sĩ, nhà sưu tập và các tổ chức đóng góp.

Trong khi đó, với sự trở lại của các phòng trưng bày Brick & Mortal, gần 300 đại lý đồ cổ và nghệ thuật cũng rục rịch chuẩn bị đi vào hoạt động. Hội chợ Tefaf Maastricht hoãn từ tháng 3 sang tháng 6, trong khi Art Basel ở Hongkong được lên lịch vào tháng 3, nhưng cũng thông báo về "hợp đồng thuê dự phòng" vào tháng 5, trong trường hợp buộc phải lùi giờ vào phút cuối vì đại dịch.

Vào năm 2020, các đại lý ước tính đã tạo ra khoảng 58% doanh số bán đồ cổ và nghệ thuật toàn cầu, theo Báo cáo thị trường nghệ thuật của Art Basel và UBS năm ngoái, dựa trên dữ liệu do chính các thương nhân cung cấp. Ấn bản tiếp theo của báo cáo sẽ không xuất hiện cho đến tháng 3, nhưng với sự phát triển của các nền tảng bán hàng kỹ thuật số của các nhà đấu giá lớn và marketing machine - cỗ máy bán hàng và marketing tự động năm 2021, có vẻ như cán cân quyền lực của thế giới nghệ thuật đang thay đổi.

Cách các nhà đấu giá trở thành 'người chiến thắng' trong đại dịch ảnh 1

Doanh nhân công nghệ Justin Sun đã mua tác phẩm Le Nez của nhà điêu khắc Giacometti với giá 78,4 triệu đô la vào tháng 11 năm ngoái. Ảnh: Piskev91

“Môi trường này đã rơi vào tay các đấu giá viên,” theo ông Edward Dolman, chủ tịch điều hành của Phillips, đơn vị kết hợp bán đấu giá và private sale (thường được tổ chức vài ngày trước khi mở cửa cho tất cả mọi người, người tham dự được gửi thư mời riêng). Vào năm 2021, nhà Phillips đã đạt mức doanh thu cao mới là 1,2 tỷ đô la. Người mua châu Á dẫn đầu với 36% chi tiêu.

Ông Dolman nhận định: “Các cuộc đấu giá gần như trở thành cách duy nhất mà khách hàng trên khắp thế giới có thể tiếp cận thị trường nghệ thuật một cách thận trọng". Sự cạnh tranh có thể thấy rõ vì các buổi bán hàng được phát trực tiếp trên toàn cầu, điều này mang lại cho các nhà đấu giá lợi thế quan trọng so với các kênh bán hàng trực tuyến của các đại lý. “Tại một cuộc đấu giá, nếu bốn người khác đang đấu giá cùng bạn, điều đó sẽ khiến bạn yên tâm hơn nhiều,” ông Dolman cho biết thêm. “Đây là cách mà thị trường nghệ thuật đang diễn ra bây giờ. Bán hàng quốc tế được phát trực tiếp và ít di chuyển hơn.”

Kết quả cũng phản ánh một thực tế đơn giản rằng những người giàu đã trở nên giàu có hơn rất nhiều trong thời kỳ COVID, và họ không đi ra ngoài nhiều.

Ông Doug Woodham, cựu Giám đốc Điều hành của nhà Christie’s, đối tác quản lý của Art Fiduciary Advisors (Cố vấn Ủy thác nghệ thuật), có trụ sở tại New York, cho biết: “Chỉ cần nhìn vào chỉ số thị trường S&P 500 — lợi nhuận đã đạt ngưỡng rất đáng kinh ngạc trong vài năm qua". Vào năm 2021, được thúc đẩy bởi chương trình nới lỏng định lượng đang diễn ra của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, chỉ số thị trường chứng khoán chuẩn của Hoa Kỳ đã mang lại lợi nhuận hàng năm là 28,7%, theo Bloomberg, bổ sung vào mức tăng đáng kể trong hai năm trước đó.

Ông Woodham nói: “Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã khá giả hơn từ 30% đến 50%, thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của bạn. Bạn có thể tham gia một chuyến du ngoạn hoặc mua một vài đôi giày thể thao từ Sotheby’s.”

Cách các nhà đấu giá trở thành 'người chiến thắng' trong đại dịch ảnh 2

Nhà sưu tập Nick Fiorella đã chi mức kỷ lục 1,5 triệu đô la cho đôi giày thể thao của Michael Jordan. Ảnh: Sotheby’s

Giày thể thao chắc chắn là thứ mà những người giàu có đã vung tiền. Vào tháng 10/2021, nhà sưu tập Nick Fiorella người Florida đã chi 1,5 triệu đô la kỷ lục tại Sotheby’s cho một đôi Nike Air Ships 1984 thường xuyên được đi trong các trận đấu NBA của huyền thoại Michael Jordan.

Ông Woodham nói: “Khả năng 'mua những trải nghiệm' của bạn đã giảm đi do đại dịch, vì vậy một số hoạt động tiêu dùng dựa trên trải nghiệm đã chuyển sang mua hàng hóa,”

Christie’s ghi nhận 980 triệu đô la cho doanh số bán đồ trang sức, đồng hồ, rượu vang và túi xách, vượt qua con số 570 triệu đô la cho những “tác phẩm kinh điển” truyền thống như Old Masters, tác phẩm nghệ thuật Nga và đồ nội thất cổ. Đồ xa xỉ đã đi một chặng đường dài với tư cách là một danh mục tạo ra doanh thu kể từ năm 2012. Sau đó, Christie's đã giới thiệu các phiên đấu giá túi xách chỉ dưới hình thức trực tuyến, chủ yếu để thu hút những người giàu có vào danh sách khách hàng của mình, đặc biệt là ở châu Á - nơi có ý thức mạnh về thương hiệu, và là "mái nhà" của 1.149 tỷ phú, theo Forbes.

Giờ đây, các nhà sưu tập và đầu cơ gốc Á đang mua những tác phẩm nghệ thuật đắt tiền của phương Tây. "Le Nez" của Giacometti, một trong những tác phẩm trong bộ sưu tập Macklowe trị giá 646 triệu đô la của Sotheby's vào tháng 11, đã được mua lại với giá 78,4 triệu đô la bởi doanh nhân công nghệ Trung Quốc Justin Sun. Những bức tranh của các nghệ sĩ phương Tây trẻ, theo xu hướng đang được tung ra để bán với giá cao ngất ngưởng tại các cuộc đấu giá ở Hongkong, phản ánh một nhóm khách hàng châu Á trẻ hơn được làm giàu một cách xa hoa nhờ công nghệ, tiền điện tử và tài sản thừa kế.

Nhưng nếu một nhà đấu giá có thể bán các tác phẩm mới của các nghệ sĩ NFT với giá hàng triệu, thì tại sao họ không bán các bức tranh mới với giá hàng triệu, thu hút các nghệ sĩ mới nổi với giá cao hơn và tỷ lệ phần trăm lớn hơn? Như Báo Nghệ thuật đã đưa tin vào tháng trước, các nhà đấu giá ở Hàn Quốc đã tổ chức đấu giá các tác phẩm nghệ thuật mới, khiến các phòng trưng bày cũng phải làm như vậy.

Đây là trọng tâm của những cuộc thảo luận giữa các nhà đấu giá. Phillips đã chuyên môn hóa các tác phẩm bán đấu giá của các nghệ sĩ trẻ. “Chúng tôi đang dần xem xét việc trở nên tích cực hơn trong thị trường sơ cấp, bởi vì thế giới của NFT đã mở ra tất cả những điều đó.”

Tuyên bố chiến thắng

Ông Charles F. Stewart, Giám đốc Điều hành của Sotheby's, đã nói: “Chuyên môn và tư duy đổi mới của chúng tôi đã dẫn đến kết quả phi thường trên các danh mục, khu vực và thiết lập tiêu chuẩn mới cho việc bán tác phẩm nghệ thuật và đồ xa xỉ.” Tuyên bố cuối năm của ông có thể áp dụng cho tất cả các phòng bán hàng của ba "ông lớn”.

Những người theo chủ nghĩa truyền thống có thể phàn nàn thực tế rằng việc livestream bán hàng trực tuyến đã biến các phòng đấu giá thành show truyền hình, loại bỏ những cảm giác kịch tính, và có thể người tham gia hầu như không thể biết được điều gì đang thực sự diễn ra tại những sự kiện không rõ ràng, được dàn dựng quá mức này, tất cả những gì có thể làm là chăm chăm theo dõi những con số. Nhà Christie’s cho biết vào năm 2021, khán giả kỹ thuật số gồm 3,3 triệu người đã tham gia đấu giá trực tiếp thông qua các kênh trực tuyến khác nhau.

Miễn là, trích dẫn phương trình quan trọng của Thomas Piketty trong "Tư bản trong thế kỷ XXI", r > g (lợi tức đầu tư lớn hơn tốc độ tăng trưởng trong nền kinh tế, do đó không ngừng gia tăng bất bình đẳng thu nhập) trong bối cảnh đại dịch ngăn cản việc đi lại và giao dịch trực tiếp , chắc hẳn không gì có thể ngăn cản các kênh mua sắm trực tuyến đắt đỏ nhất thế giới giành quyền bá chủ thương mại nghệ thuật toàn cầu.

Nhà Christie’s và Phillips đang có kế hoạch đầy tham vọng là mở không gian mới ở Hongkong. Trước những bất cập chính trị xảy ra tại Hongkong, ông Guillaume Cerutti, Giám đốc Điều hành của Christie’s, cho biết: “Chúng tôi tách biệt đâu là chính trị và đâu là kinh doanh. Chúng tôi trung lập với tư cách là một doanh nghiệp." Nhưng bà Kelly Meng Parnwell, Giám đốc chương trình MA về Quản lý Thương hiệu xa xỉ tại Goldsmiths, Đại học London, cảnh báo rằng các doanh nghiệp phương Tây vẫn nên có những kịch bản đề phòng việc thay đổi chính sách bất ngờ.

Và cũng có khả năng bong bóng tiền điện tử sẽ vỡ. Vào tháng 12/2021, Ngân hàng Trung ương Anh đã cảnh báo rằng Bitcoin cuối cùng có thể bị chứng minh là “vô giá trị”. Theo ngân hàng này, vấn đề là “không giống như các dạng tiền truyền thống, Bitcoin không được sử dụng để định giá những thứ khác ngoài chính nó”.

Vào ngày 16/1, trên trang web của Sotheby's, tác phẩm "Man of Sorrows" (Người đàn ông của nỗi buồn) ước tính 40 triệu đô la của Botticelli đã được nâng cấp thành kiệt tác xác định của nghệ sĩ, trong khi đồng hồ, túi xách, đồ trang sức và các mặt hàng bán lẻ khác, hay một chiếc khăn Hermes mới có giá chỉ 400 đô la. Các mặt hàng có sự chênh lệch giá trị với những khoảng giá rất rộng, nếu không thể mua chúng, những vị khách vẫn có thể tận hưởng niềm vui của việc window-shopping (Mua sắm qua cửa sổ, đề cập đến một hoạt động trong đó người tiêu dùng xem qua hoặc kiểm tra hàng hóa của cửa hàng như một hình thức giải trí, mà không có ý định mua tại thời điểm hiện tại).

Theo The Art Newspaper
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.